Kết quả thu được rất đáng ghi nhận đối với công nghệ AI.
IQ không phải là thước đo duy nhất
Đây là điều hiển nhiên, các cuộc kiểm tra IQ không thể đánh giá hết được toàn bộ năng lực trí tuệ mà chỉ là thước đo tương đối giúp chúng ta có 1 hệ quy chiếu chuẩn về trí tuệ. Chúng thường chỉ đưa ra đánh giá về một hoặc vài phạm trù của trí thông minh như khả năng sáng tạo hay chỉ số cảm xúc. Đó là chưa kể một số câu hỏi IQ có thể vượt qua được bằng mẹo thay vì sử dụng "đầu óc". Chính bởi thế, có rất nhiều nhà nghiên cứu đồng tình rằng IQ không phải là thước đo duy nhất cũng như chính xác nhất dành cho trí tuệ nhân tạo.
Ý tưởng về các bài kiểm tra IQ (Intelligence Quotient) được khởi xướng lần đầu tiên bởi nhà tâm lý học người Đức William Stern vào đầu những năm 90. Chúng bao gồm nhiều câu hỏi logic để đánh giá trí thông minh con người như toán học, khả năng thấu hiểu ngôn ngữ. Các câu hỏi ngôn ngữ trong đó thường kiểm tra khả năng hiểu các từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, trái nghĩa và mức độ suy luận.
Bin Gao, nhà khoa học máy tính tại trung tâm nghiên cứu Microsoft ở Bắc Kinh đã cùng các đồng nghiệp phát triển chương trình trí tuệ nhân tạo có khả năng trả lời đúng các bài kiểm tra IQ ngôn ngữ.
Đầu tiên, họ viết ra 1 chương trình có nhiệm vụ tìm ra những câu hỏi đã có sẵn. Từ đó, họ phát triển phương thức tiếp thu nhiều tầng biểu đạt, cả cụ thể lẫn trừu tượng, qua đó làm rõ nghĩa của các loại dữ liệu ví dụ như hình ảnh, âm thanh và văn bản. Đây là cách tiếp cận mới và là xu hướng của công nghệ AI hiện nay mang tên "Deep Learning". Họ đã đưa ra một tập hợp các câu hỏi IQ để thử nghiệm bằng chương trình của mình cùng với 200 ứng viên khác ở đủ mọi trình độ khác nhau.
Kết quả của cuộc thử nghiệm rất đáng kinh ngạc. Chương trình AI này đã vượt qua mặt bằng chung của 200 ứng viên tham gia. Nó chỉ chịu thua một số đối tượng ứng viên cụ thể như những người ngoài 30 tuổi hay những người ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
Nhận định về AI của Trung Quốc, Robert Sloan, nhà khoa học máy tính tại trường Đại Học Illinois, Chicago cho biết: Năng lực của chương trình AI Trung Quốc này là 1 bước tiến nhỏ trong quá trình phát triển AI của toàn nhân loại bởi các câu hỏi của bài IQ mà họ sử dụng thuộc dạng trắc nghiệm thay vì có cả các câu hỏi mang tính lý luận. Những câu hỏi dạng như "bạn sẽ làm gì khi thấy một người nằm trên đường" vốn để đánh giá khả năng xử lý tình huống không được sử dụng trong bài kiểm tra IQ của các nhà khoa học Trung Quốc. Đây chính là điều mà các AI chưa thể làm được.
Bản thân Sloan cùng các đồng nghiệp của mình đã phát triển một chương trình AI vào năm 2013 với khả năng suy nghĩ của 1 đứa trẻ 4 tuổi. Tuy nhiên, các kết quả thu được sai khác quá đã cho thấy khả năng xử lý của AI còn rất nhiều thiếu sót.
Trước đó, Hannaneh Hajishirzi, một kỹ sư và nhà khoa học máy tính điện tại Đại học Washington ở Seattle người thiết kế chương trình máy tính có thể giải quyết vấn đề từ toán học cũng đã ghi nhận được những kết quả khả quan trong các nghiên cứu của mình. Nhưng tựu chung lại, công nghệ AI vẫn cần thêm rất nhiều thời gian để đạt được những thành tựu mang tính đột phá hơn.
No comments:
Post a Comment