Highlight

Những điều thú vị khi dùng Trí tuệ nhân tạo của Viettel

Những người dùng Internet tại Việt Nam thường lấy “chị Google” ra để… giải trí. Khi “chị” đọc văn bản hay chỉ đường cho người tham gia gi...

Monday, June 13, 2016

Con người cần cấy ghép não để đấu lại trí thông minh nhân tạo

Elon Musk khẳng định con người đang có nguy cơ trở thành “thú cưng” của AI (trí thông minh nhân tạo), vì thế chúng ta cấy ghép công nghệ vào não bộ để cạnh tranh với chúng.

Elon Musk là người ủng hộ cho AI (trí thông minh nhân tạo) nhưng ông cũng luôn lo ngại về AI. Thậm chí, trong kịch bản tồi tệ nhất, ông nghĩ AI có thể tấn công lại con người. AI là nguy cơ tuyệt diệt của nhân loại. Chính vì vậy, Elon Musk đã cùng Stephen Hawking và hàng chục các nhà nghiên cứu khác viết bức thư ngỏ về sự cần thiết của việc kiểm soát, nghiên cứu các tác động xã hội của AI hồi năm ngoái.
Một điều khác, Elon Musk cho rằng AI có thể hữu ích khi sử dụng để chữa bệnh và giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu nhưng chúng ngày càng thông minh hơn con người. Và một ngày nào đó, chúng sẽ chỉ coi chúng ta là những vật nuôi, thú cưng dễ thương nhưng ngu ngốc. Nhân loại cần chuẩn bị cho điều không hay ấy.

Theo Elon Musk, cấy “neural lace” vào não người là cách tối ưu để con người duy trì quyền lực lãnh đạo trước AI ngày càng thông minh - Ảnh: FK
Theo Elon Musk, cấy “neural lace” vào não người là cách tối ưu để con người duy trì quyền lực lãnh đạo trước AI ngày càng thông minh - Ảnh: FK
Tỉ phú này phát biểu tại Hội nghị Code Conference diễn ra ở California “Tôi không thích cái ý tưởng sẽ trở thành mèo nhà, và giải pháp là gì? Tôi nghĩ cách tốt nhất là thêm một lớp AI vào não người. Cũng như việc vỏ não hoạt động cộng sinh với hệ thống limbic, thì lớp kỹ thuật số thứ ba cũng có thể hoạt động cộng sinh với bạn thôi”.
Elon Musk đề cập đến “ren thần kinh” (“neural lace”) sẽ là chìa khóa để con người duy trì quyền lực của mình. Thuật ngữ “neural lace” lần đầu tiên được đưa ra bởi tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng M.Banks. Về cơ bản, nó là một mạng lưới có thể cấy vào người để phát triển thành một phần của não và cho phép tế bào thần kinh được lập trình và nâng cao (có thể làm tăng trí thông minh tự nhiên). Mục đích đặt ra là kết nối não người với máy tính nhằm cho phép chúng ta theo kịp và thậm chí vượt qua trí thông minh của AI.

Elon Musk đã từng cùng Stephen Hawking và hàng chục các nhà nghiên cứu khác viết thư ngỏ cảnh báo các nguy cơ đến từ AI - Ảnh: Flickr
Elon Musk đã từng cùng Stephen Hawking và hàng chục các nhà nghiên cứu khác viết thư ngỏ cảnh báo các nguy cơ đến từ AI - Ảnh: Flickr
Musk thừa nhận phẫu thuật não sẽ có nguy hiểm nhưng ông vẫn cho rằng trong tương lai “neural lace” có thể được tiêm vào mạch cổ và có cơ chế tự động để liên kết với hộp sọ thông qua đường máu. Chỉ có tăng trí thông minh bằng cách như vậy, con người mới không bị AI “qua mặt”.
Năm ngoái, các nhà khoa học đã bắt đầu thực hiện việc tiêm tế bào mới vào não chuột để cải thiện chúng. Đây được cho là bước đầu tiên trong hành trình hướng đến tạo ra một IRL neural lace.
Charles Lieber đến từ Đại học Harvard, một trong những nhà nghiên cứu tham gia dự án, nói với The Smithsonian “Chúng tôi đang cố gắng phá bỏ ranh giới phân biệt giữa các mạch điện tử và mạch thần kinh. Chúng ta luôn phải đi lẫm chẫm trước khi chạy được nhưng chúng tôi nghĩ rằng chúng ta thật sự có thể cách mạng hóa khả năng của mình”.
Theo tạp chí khám phá

Dự đoán về tương lai sắp tới của vị Tiến sĩ nổi tiếng này chắc chắn sẽ khiến bạn sửng sốt

Những thập kỷ tới chắc chắn cuộc sống của chúng ta sẽ không thế thiếu phần mềm, trí tuệ nhân tạo, các thiết bị IoT, tiền ảo,...nhưng tác động của chúng sẽ sâu rộng đến mức nào?

Theo bài viết của Tiến sỹ Bob Goldman, Chủ tịch Ủy ban Y tế Toàn cầu
Năm 1998, Kodak đã đạt quy mô 170.000 nhân viên và bán tới 85% lượng giấy in phun ảnh trên toàn cầu. Thế nhưng chỉ vài năm sau đó, Kodak đã nhanh chóng sạt nghiệp và phá sản. Những gì xảy đến với Kodak sẽ còn xảy đến với nhiều ngành công nghiệp khác trong 10 năm tới – nhưng hầu hết mọi người không nhận ra điều đó.
Liệu năm 1998 bạn có nghĩ rằng chỉ 3 năm sau thôi bạn sẽ chẳng còn chụp ảnh rửa phim nữa không? Tuy máy ảnh kỹ thuật số được phát minh từ năm 1975 với những chiếc máy đầu tiên chỉ có độ phân giải 10.000 px nhưng chúng đã nhanh chóng đi theo định luật Moore.
Như vậy, với những tiến triển vượt bậc của mình, các công nghệ mới có thể được coi là một nỗi thất vọng nhiều năm trước khi chúng bùng nổ và trở nên phổ biến toàn cầu. Điều tương tự đang xảy ra với các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, chăm sóc sức khỏe, tự động hóa, ô tô điện, giáo dục, in 3D, nông nghiệp và rất nhiều nhóm ngành khác. Bạn đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư của nhân loại.
Phần mềm
Phần mềm sẽ tạo bước đột phá trong hầu hết các ngành công nghiệp truyền thống trong vòng 5-10 năm tới. Hãy lấy ví dụ như Uber, chỉ với công cụ phần mềm của mình đã trở thành hãng “taxi” lớn nhất thế giới dù chẳng sở hữu một chiếc xe nào hay như Airbnb, được coi là hãng khách sạn lớn nhất toàn cầu dù chẳng sở hữu một căn phòng nào cho thuê.
Trí tuệ nhân tạo
Máy tính sẽ sớm hiểu được thế giới ở cấp độ cao hơn. Năm nay, một siêu máy tính đã đánh thắng được cả kỳ thủ cờ vây hàng đầu thế giới, sớm hơn kỳ vọng tới 10 năm. Tại Mỹ, các luật sư trẻ tuổi đang dần không kiếm được việc làm bởi với siêu máy tính Watson của IBM, bạn có thể có được những lời tư vấn luật nhanh chóng chỉ trong vài giây với độ chính xác cao tới 90% (trong khi con người chỉ cho độ chính xác 70%). Chính vì vậy mà nếu bạn đang học luật thì hãy dừng lại đi.
Trong tương lai, số lượng luật sư sẽ bị cắt giảm tới 90% so với mức hiện tại. Chưa hết, Watson cũng có khả năng giúp các y tá chẩn đoán ung thư chính xác hơn tới 4 lần so với y tá là người. Facebook nay cũng đã có những thuật toán nhận diện khuôn mặt tốt hơn cả chính con người. Chỉ đến năm 2030 thôi, máy tính sẽ trở nên thông minh hơn con người.
Xe tự lái
Đến năm 2018, xe tự lái sẽ xuất hiện rộng rãi trên mặt đường công cộng. Khoảng năm 2020, toàn bộ ngành công nghiệp ô tô sẽ bắt đầu bị khuấy đảo. Nhiều khả năng bạn sẽ không còn muốn sở hữu ô tô nữa mà sẽ dùng smartphone gọi một chiếc xe tự lái để nó chở bạn tới bất cứ đâu. Bạn cũng không cần phải lo chuyện tìm bãi đỗ nữa mà sẽ chỉ phải trả tiền cho khoảng cách đã đi và thậm chí còn có thể làm việc trong lúc di chuyển.
Con cháu chúng ta có thể sẽ chẳng còn cần học lái xe hay mua xe nữa. Chúng ta có thể biến những bãi đậu xe thành các công viên, khu vui chơi. Mỗi năm có 1,2 triệu người chết vì các vụ tai nạn trên toàn cầu. Theo thống kê, cứ 100.000 km chúng ta lại có 1 vụ tai nạn, trong khi đó xe tự lái có thể giảm con số này xuống còn 10 triệu km mới có 1 vụ. Như vậy, mỗi năm, xe tự lái có thể cứu được tới 1 triệu mạng người.
Hầu hết các nhà sản xuất xe hơi truyền thống, nếu không biết bắt kịp công nghệ, sẽ rơi vào cảnh phá sản. Trong khi các công ty xe hơi truyền thống chỉ có thể thiết kế ra những chiếc xe bền đẹp hơn, các công ty công nghệ như Tesla, Apple, Google lại có thể sử dụng những cách tiếp cận mang tính cách mạng hơn và thiết kế ra các hệ thống máy tính điều khiển những chiếc xe mang lại trải nghiệm khác hoàn toàn. Tôi từng nói chuyện với một số kỹ sư của Volkswagen hay Audi và đúng là họ đang cực kỳ lo sợ về Tesla.
Ngành bảo hiểm
Ngành bảo hiểm cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi nếu lượng tai nạn giảm đến mức kể trên thì giá bảo hiểm cũng sẽ giảm đi 100 lần. Mảng kinh doanh bảo hiểm xe của các hãng bảo hiểm cũng sẽ sớm tàn lụi.
Thị trường bất động sản
Thị trường này cũng sẽ thay đổi. Nếu bạn có thể làm việc ngay cả khi đang di chuyển thì mọi người có thể sống xa nơi làm việc hơn để tận hưởng không gian thoáng rộng của các khu ngoại ô.

Với hệ thống giao thông và phương tiện mới và hiệu quả hơn, người dân sẽ không còn phải tập trung hết vào các trung tâm thành phố
Với hệ thống giao thông và phương tiện mới và hiệu quả hơn, người dân sẽ không còn phải tập trung hết vào các trung tâm thành phố
Xe điện
Xe điện sẽ không trở nên phổ biến cho tới 2020. Các thành phố sẽ dần thoát khỏi tiếng ồn và khói bụi xe hơi truyền thống gây ra. Điện cũng rẻ và sạch hơn xăng dầu. Sản lượng điện mặt trời chắc chắn cũng sẽ tăng chóng mặt trong 30 năm tới, nhưng bạn chỉ có thể nhìn thấy sức ảnh hưởng của chúng mà thôi.
Năm ngoái, lượng pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên toàn cầu đã vượt quá lượng nhiên liệu hóa thạch. Giá thành lắp đặt cũng đã rẻ đến mức từ giờ đến 2025, nhiều công ty than có thể sẽ phá sản.
Nguồn nước
Điện năng rẻ cũng sẽ dẫn tới việc chúng ta sẽ có nguồn nước dồi dào hơn. Quy trình khử các loại muối trong nước (desalination) nay chỉ tốn 2kWh trên mỗi mét khối nước. Tại hầu hết các khu vực trên thế giới, chúng ta không thiếu nước mà chỉ thiếu nước sạch có thể uống. Trong tương lai, ai cũng có thể có được bao nhiêu nước sạch tùy thích với mức giá rẻ như cho.

Quy trình lọc muối trong nước
Quy trình lọc muối trong nước
Sức khỏe
Sẽ có các công ty thiết kế ra được những thiết bị chăm sóc sức khỏe có thể kết nối với điện thoại của bạn, scan cơ thể bạn hay lấy mẫu máu và hơi thở của bạn. Chúng sẽ phân tích những mẫu thử, dữ liệu này để đưa ra chẩn đoán về hầu hết các loại bệnh. Chúng có thể sẽ càng ngày càng rẻ và trong một số năm tới, hầu hết mọi người sẽ đều có thể trải nghiệm các dịch vụ sức khỏe cao cấp với chi rất thấp.
In 3D
Mức giá máy in 3D rẻ nhất sẽ giảm từ 18.000 USD như hiện nay xuống còn 400 USD trong 10 năm tới. Cùng với đó, tốc độ của chúng sẽ tăng gấp 100 lần. Tất cả các công ty giày lớn hiện này đều đã bắt đầu sản xuất giày bằng máy in 3D. Nhiều bộ phận máy bay hiện nay cũng được in 3D.

Với máy in 3D, chúng ta có thể in mọi thứ ở nhà chỉ với mẫu thiết kế có sẵn
Với máy in 3D, chúng ta có thể "in" mọi thứ ở nhà chỉ với mẫu thiết kế có sẵn
Tới cuối năm nay, nhiều dòng smartphone mới cũng có thể sẽ được in 3D. Sẽ đến lúc bạn có thể scan chân mình để tự in ra một đôi giày vừa vặn ngay tại nhà. Trung Quốc đã thực hiện xong một tòa nhà công sở 6 tầng bằng in 3D. Đến 2027, 10% tất cả mọi thứ đang được sản xuất đều sẽ được in 3D.
Các cơ hội kinh doanh
Nếu bạn đang nghĩ tới các cơ hội kinh doanh bạn có thể đâm vào thì hãy tự hỏi mình: “Trong tương lai, mình có cần loại sản phẩm/dịch vụ đó nữa không?” Nếu câu trả lời là có thì bạn có thể thực hiện nó nhanh đến mức nào? Nếu thứ bạn đang nghĩ tới không hoạt động được thì hãy quên ý tưởng đó đi. Bất cứ ý tưởng nào từng thành công trong thế kỷ 20 đều sớm tàn lụi vào thế kỷ 21.
Công việc
70-80% các công việc sẽ biến mất trong vòng 20 năm tới. Tuy nhiên, tin vui là sẽ có nhiều công việc mới được sinh ra, nhưng tất nhiên sẽ không có gì đảm bảo là lượng việc mới sẽ đủ bù lấp những công việc đã mất chỉ trong một thời gian ngắn.
Nông nghiệp
Tương lai sẽ có những chú robot nông nghiệp với giá chỉ 100 USD có thể giúp nông dân rất nhiều việc. Nông dân tại các quốc gia đang phát triển có thể trở thành những người quản lý đất đai trang trại của họ dựa vào công nghệ chứ không còn phải cày cuốc tối ngày như hiện nay. Các hệ thống sản xuất thủy sản (agroponics) sẽ tiêu tốn ít nước hơn. Hiện nay, 30% đất nông nghiệp được dùng để chăn nuôi bò. Hãy tưởng tượng chúng ta sẽ không còn cần đến phần đất cho bò này nữa. Nhiều startup nông nghiệp đã mang các protein côn trùng vào thị trường. Chúng có thể cung cấp nhiều protein hơn thịt, thậm chí còn được coi là “một nguồn cung protein khác”, dù hiện nay nhiều người vẫn khước từ việc ăn côn trùng.
Sẽ có những ứng dụng smartphone giúp theo dõi tâm trạng của bạn
Tới năm 2020, các ứng dụng có thể nhìn biểu cảm khuôn mặt để đoán xem bạn có nói dối hay không. Hãy tưởng tượng tất cả mọi người đều có thể scan mặt ứng viên tổng thống để phát hiện những dấu hiệu nói dối trong bài tranh cử của ông ta.
Bitcoin
Bitcoin sẽ trở nên phổ biến vào năm nay và thậm chí còn lấn át cả các loại tiền tệ thông thường.
Tuổi thọ
Hiện nay, mỗi năm tuổi thọ trung bình của con người lại tăng thêm 3 tháng. 4 năm trước, tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 79 năm nhưng nay con số này đã tăng thành 80. Đến năm 2036, mức tăng sẽ còn cao hơn nữa và mỗi năm, con người có thể kéo dài tuổi thọ của mình lên thêm 1 năm. Chính vì vậy mà chúng ta sẽ ngày càng sống lâu hơn, có thể hơn 100 tuổi là chuyện bình thường.
Giáo dục
Những chiếc smartphone rẻ nhất hiện nay chỉ có giá 10 USD tại nhiều nước Châu Phi hay Châu Á. Đến năm 2010, 70% dân số thế giới sẽ sở hữu smartphone. Điều này có nghĩa là ai cũng có thể có cơ hội tiếp cận với những nền giáo dục đẳng cấp thế giới qua các nền tảng học trực tuyến mở.

Dự đoán tỷ lệ sử dụng smartphone toàn cầu
Dự đoán tỷ lệ sử dụng smartphone toàn cầu

Phần mềm AI từng được dùng đánh bại kỳ thủ cờ vây số 1 thế giới sắp có mặt trên iPhone

Thế hệ phần mềm mạng thần kinh nhân tạo TensorFlow sẽ được chạy trên iPhone và iPad, mang đến những trải nghiệm thông minh mới cho các thiết bị di động hiện nay.

Phần mềm AI của Google đã thông minh đến mức có thể đánh bại hoàn toàn kỳ thủ cờ vây hàng đầu thế giới và trả lời email của bạn nhiều khả năng sẽ xuất hiện trên iPhone.
Thứ hai vừa qua, Google đã tiết lộ phiên bản thử nghiệm của TensorFlow với những tính năng hỗ trợ iOS mới được thêm vào. TensorFlow là phần mềm mạng thần kinh nhân tạo cho phép máy tính xử lý dữ liệu theo cơ chế tương tự như các tế bào não người, nền tảng quan trọng cho những chuyển dịch trong lĩnh vực AI đang càn quét ngành công nghiệp điện toán hiện nay.
Tuy TensorFlow không khiến cho những chiếc iPhone thông minh lên tức thì nhưng mạng thần kinh của nó sẽ hỗ trợ rất nhiều chi tiết tinh tế cho các ứng dụng.
AI đã và đang ngày càng được ưa chuộng bởi các công ty công nghệ sau nhiều năm được ngấm ngầm nghiên cứu và phát triển dưới vô số dự án của Facebook, Microsoft, eBay và IBM,... Tuần trước, nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates đã gọi những nỗ lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo chính là thứ hấp dẫn nhất đang diễn ra trong thế giới điện toán hiện nay.
Google đã dành nhiều tháng tâm huyết để đưa được TensorFlow lên iOS. Những tác vụ bậc cao như đọc hiểu cấu trúc câu trước nay luôn đòi hỏi các hệ thống máy học mạnh mẽ. Thế nhưng các hệ thống thần kinh còn có thể trợ giúp rất nhiều cho các thiết bị nhỏ - ví dụ như nhận dạng hình ảnh các vật trong ảnh hay MemKite, một ứng dụng mang tham vọng “dạy” được cho điện thoại của bạn thứ gì đó có hình dạng như thế nào.
Google hiện đang sử dụng công nghệ machine learning trong hơn 100 lĩnh vực và hy vọng AI có thể giúp ích cho bất cứ loại hình dịch vụ nào. Cuối cùng thì người dùng vẫn sẽ phụ thuộc vào những dịch vụ này hơn là một chiếc điện thoại nào đó (họ có thể thay máy nhưng vẫn dùng những dịch vụ online khác bình thường.
Giám đốc Google Sundar Pichai từng nhận định “Qua thời gian, những chiếc máy tính dù có trở thành gì đi nữa thì cũng sẽ trở thành một trợ lý thông minh giúp bạn đủ mọi loại công việc hàng ngày. Chúng ta sẽ sớm chuyển từ kỷ nguyên điện thoại là nền tảng sang kỷ nguyên AI là nền tảng."
Google cho ra mắt TensorFlow dưới dạng mã nguồn mở, có nghĩa là ai cũng có thể sửa đổi, tùy biến nó. Thực tế đã có 46 kỹ sư ngoài công ty đã và đang đóng góp cho phiên bản sắp ra mắt, theo một số nguồn tin ghi nhận được.
Tham khảo Cnet

Huyền thoại NASA dành 10 năm để xây dựng startup có thể đánh bại Intel và Google

10 năm qua, Dan Goldin, cựu nhân viên cao cấp của NASA, tập trung phát triển một startup với tham vọng đánh bại cả Google và Intel.

Goldin là quản lý lâu năm nhất của NASA khi gắn bó với tổ chức này từ năm 1992 tới năm 2001. Ông giám sát nhiều dự án như sự ra mắt của Space Shuttle Endeavor và thiết kế mới của Trạm vũ trụ Quốc tế ISS.
Sau khi rời NASA, Goldin đã dành một thời gian ngắn để nghỉ ngơi và nghiên cứu robot trước khi chấp nhận vị trí chủ tịch của Đại học Boston vào năm 2003. Tuy nhiên, ông chưa từng nhậm chức bởi nhà trường chấm dứt hợp đồng của ông một ngày trước khi ông chính thức nhận việc và ông nhận được khoản bồi thường 1,8 triệu USD.
Trong hơn 10 năm sau, Goldin dường như biết mất hoàn toàn.
Mới đây, người đàn ông 75 tuổi này đột ngột xuất hiện để công bố những gì ông nghiên cứu trong vòng một thập kỷ vừa qua. Ông trình làng KnuEdge, một startup tuyệt mật có trụ sở tại San Diego, với sứ mệnh đánh bại Google, Intel và AMD với "phát minh căn bản" về một vi xử lý máy tính thế hệ tiếp theo.
KnuEdge cũng trình làng sản phẩm đầu tiên của hãng cho thị trường doanh nghiệp công nghệ có tên KnuVerse, một công cụ trợ lý trí tuệ nhân tạo có thể xác định và làm rõ giọng nói ngay cả trong tình huống ồn ào nhất. Với vị trí vững chắc trên thị trường, Goldin hy vọng KnuEdge sẽ trở thành nhà cung cấp hàng đầu của công nghệ cho mạng thần kinh hỗ trợ bởi bộ não nhân tạo trong tương lai.
Các công ty như Google, Intel và AMD đang tiến hành cuộc đua tối ưu hóa các vi xử lý hiện có, bao gồm vi xử lý đồ họa, nhằm chạy tốt hơn các mạng thần kinh nền tảng của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên Goldin và KnuEdge chia sẻ rằng họ đang làm việc để "out-play" hoàn toàn các đối thủ kể trên.
"Tôi luôn muốn xếp trên tất cả", Goldin nói. "Tôi chưa bao giờ làm những việc dễ dàng. Tôi thích thử thách".
Trong 10 năm mai danh ẩn tích vừa qua, Goldin nói, KnuEdge đã huy động được 100 triệu USD tiền vốn từ các nhà đầu tư không muốn tiết lộ danh tính. Startup này cũng thu về 20 triệu USD doanh thu từ các khách hàng trong những lĩnh vực như quân sự, quốc phòng và hàng không.
Phượt công nghệ
Sau khi bỏ NASA và Đại học Boston ở phía sau, Goldin chia sẻ rằng ông đã đi "phượt" vòng quanh đất nước để tìm tìm hiểu xem mình nên làm gì tiếp theo.
Cuối cùng ông quyết định rằng sẽ quay lại với niềm đam mê thủa nhỏ là xây dựng các máy tính có thể học cách hoạt động của con người.
Để thực hiện mục đích, Goldin biết ngoài kiến thức chuyên sâu về vật lý ông phải bổ sung thêm kiến thức về khoa học thần kinh. Nhưng ở tuổi 60 ông không hề muốn đi học.
Ông lật lại các mối quan hệ cũ từ thời làm ở NASA và thuyết phục Gerald Edelman, người vừa đoạt giải Nobel sinh học, giảng dạy cho ông trong ba năm.
Với kiến thức học được, Goldin tự tin thành lập công ty. Tuy nhiên ông không muốn tới Silicon Valley dù ở đó có nhiều nhân tài.
Một thành phố kiên nhẫn
"Tôi cần những khoản tiền kiên nhẫn và các đồng nghiệp kiên nhẫn", Goldin nói.
Hiểu rằng để đạt được thành công KnuEdge cần ít nhất một thập kỷ nên Goldin bác bỏ ý tưởng di chuyển tới Silicon Valley. Bởi tôn trọng "ma thuật" của Silicon Valley nên ông sợ phải làm việc với các nhà đầu tư và nhân viên tìm kiếm khoản lợi nhuận ngắn hạn.
Bo mạch chủ Knuboard
Bo mạch chủ Knuboard
Goldin nói rằng ở San Diego ông có thể thuê các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và các kỹ sư hàng đầu bằng cách hứa với họ rằng họ có số năm cần thiết để khám phá lĩnh vực của họ, không gây áp lực buộc họ phải tạo ra một sản phẩm có khả năng sinh lời trong thời gian ngắn.
"Chúng ta đang sống trong một thế giới ồn ào"
KnuVerse, phần mềm nhận dạng giọng nói, là sản phẩm thương mại đầu tiên của KnuEdge và nó đã được thử nghiệm trong điều kiện chiến trường, Goldin nói.
Nó sử dụng trí tuệ nhân tạo để lọc tiếng ồn giúp máy tính có thể nhận ra giọng nói của bạn. KnuVerse có thể được sử dụng để tạo ra những phần mềm tán gẫu bằng giọng nói tốt nhất từ trước tới nay hoặc được cơ quan pháp y của cảnh sát sử dụng để phân tích âm thanh ghi được từ hiện trường các vụ án.
"Chúng ta đang sống trong một thế giới ồn ào", Goldin nói.
Dẫu vậy, mục tiêu thực sự trong tương lai của KnuEdge là vi xử lý Hermosa và bo mạch chủ Knuboard, những sản phẩm tối ưu cho trí tuệ nhân tạo. Các ngân hàng và công ty bảo hiểm đã tiến hành thử nghiệm các phiên bản đầu tiên của vi xử lý Hermosa và bo mạch chủ Knuboard để sàng lọc lượng lớn dữ liệu một cách hiệu quả hơn các vi xử lý trước đó.
Hệ thống Knuboad có thể tích hợp với hệ thống của Intel và AMD, Goldin nói. Tuy nhiên, KnuEdge đang cực kỳ tập trung vào việc xây dựng bước đột phá lớn tiếp theo trong thị trường vi xử lý.
Bước tiếp theo của KnuEdge, Goldin nói, là tiếp tục phát triển công nghệ. Ông chia sẻ cuối năm nay KnuEdge sẽ tới Silicon Valley để tìm kiếm nhiều nguồn vốn hơn từ các nguồn vốn truyền thống. Ông nói những gì ông chia sẻ về KnuEdge mới chỉ là khởi đầu.
"Thế giới cần chúng tôi", Goldin nói.
Tham khảo BI