Highlight

Những điều thú vị khi dùng Trí tuệ nhân tạo của Viettel

Những người dùng Internet tại Việt Nam thường lấy “chị Google” ra để… giải trí. Khi “chị” đọc văn bản hay chỉ đường cho người tham gia gi...

Friday, February 19, 2016

BIG DATA Cơ hội và thách thức cho các Tổ chức doanh nghiệp trong thời đại số



Khi mà mọi thứ đều có thể được số hóa với một tốc độ chóng mặt, khả năng lưu trữ và truy cập vô hạn dựa trên nền tảng điện toán đám mây. Khi mà mỗi ngày có hàng tỷ dữ liệu được cập nhật từ các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Twitter, từ các thiết bị di động như smartphone, laptop, ipad … có mặt ở mọi nơi mọi lúc trao cho con người khả năng chưa từng có trong việc tạo ra “dữ liệu” một cách vô tình hoặc có chủ ý, tạo ra một lượng thông tin khổng lồ, đa dạng lẫn đa chiều.

Nắm bắt thông tin, phân tích được vấn đề, thấy được chính xác xu hướng phát triển một cách nhanh chóng để kịp thời đưa ra những quyết định mang tính chiến lược là khát vọng của những nhà quản lý.
Thời đại Big Data ý muốn nói đến giai đoạn những dữ liệu xung quanh chúng ta đã “lớn” đến mức chưa từng có tiền lệ. Trong thời đại này, thách thức mới là khả năng lưu trữ, xử lý, truy cập và phân tích thông tin. Tuy nhiên, cùng với thách thức luôn là những cơ hội. Nhờ khai thác nó mà chúng ta có thể “đo lường mọi thứ”! Việc khai thác hiệu quả nguồn dữ liệu quý giá sẽ mang lại cho các tổ chức doanh nghiệp nguồn lợi ích khổng lồ.
Công cụ hữu dụng để khai thác nguồn dữ liệu khổng lồ này là Big Data.
 
Vậy Big Data là gì?
Chưa có một định nghĩa chính thức và đầy đủ cho Big Data. Nói một cách tổng quát, Big Data  là tập hợp dữ liệu có dung lượng vượt mức đảm đương của những ứng dụng và công cụ truyền thống. Kích cỡ của Big Data đang từng ngày tăng lên, và tính đến năm 2012 thì nó có thể nằm trong khoảng vài chục terabyte cho đến nhiều petabyte (1 petabyte = 1024 terabyte) chỉ cho một tập hợp dữ liệu mà thôi.
Tại sao phải quan tâm đến Big Data?
Càng ngày càng có nhiều hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng Internet. Trong khi đó, lợi thể cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại điện tử là dựa trên khả năng thấu hiểu thông tin của họ. Bên cạnh đó, nếu chúng ta đã khẳng định E-commerce là xu thế thì chắc chắn thì việc khai thác Big Data sẽ phải là ưu tiên hàng đầu. Giá trị của Big Data phải được nhìn nhận dựa trên cả 2 nhân tố: tốc độ và quy mô dữ liệu.
Có một điều chắc chắn là, không một lĩnh vực nào trong cuộc sống tránh khỏi ảnh hưởng đến từ Big Data mặc dù mức độ có thể khác nhau. Sự khác nhau này đến tùy theo mức độ tương tác với số hóa của từng lĩnh vực

Giám đốc bộ phận tìm kiếm của Google – ông Peter Norvig từng đề cập đến việc tìm kiếm trong thời đại Big Data như sau: “Chúng tôi không có những thuật toán tìm kiếm tốt hơn, đơn giản vì chúng ta đang có nhiều dữ liệu hơn”.

Amazon.com kênh bán lẻ trực tuyến số 1 của Mỹ cũng là ví dụ thực tế nhất về hiệu quả của việc sử dụng Big Data. Quả thực là đã có sự thay đổi đáng kể về khả năng bán hàng của Amazon trước vào sau khi khai thác Big Data. Dựa trên phân tích về tâm lý, hành vi và nhu cầu của khách hàng mà Amazon có thể nhắm trúng đích người mua đang cần sản phẩm nào của mình

Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy khi mua sắm online trên Amazon hoặc những trang tương tự, trang này cũng sẽ đưa ra những sản phẩm gợi ý tiếp theo cho bạn, ví dụ khi xem điện thoại, nó sẽ gợi ý cho bạn mua thêm ốp lưng, pin dự phòng; hoặc khi mua áo thun thì sẽ có thêm gợi ý quần jean, dây nịt... Do đó, nghiên cứu được sở thích, thói quen của khách hàng cũng gián tiếp giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa hơn.

Vậy những thông tin về thói quen, sở thích này có được từ đâu? Chính là từ lượng dữ liệu khổng lồ mà các doanh nghiệp thu thập trong lúc khách hàng ghé thăm và tương tác với trang web của mình. Chỉ cần doanh nghiệp biết khai thác một cách có hiệu quả Big Data thì nó không chỉ giúp tăng lợi nhuận cho chính họ mà còn tăng trải nghiệm mua sắm của người dùng, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian hơn nhờ những lời gợi ý so với việc phải tự mình tìm kiếm.

Trong các tổ chức của chính phủ, ứng dụng Big Data có thể giúp các tổ chức, chính phủ dự đoán được tỉ lệ thất nghiệp, xu hướng nghề nghiệp của tương lai từ đó đưa ra chính sách đầu tư cho những hạng mục đó, hoặc cắt giảm chi tiêu hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế.

Theo VPBank, một đại diện cho lĩnh vực tài chính-ngân hàng cho biết hàng triệu giao dịch được xử lý tại nhiều chi nhánh, điểm giao dịch và phòng ban được xem như nguồn tài sản quý giá và cần có chiến lược quản lý và chuyển đổi nguồn dữ liệu này thành những thông tin hữu dụng. Vì thế, chiến lược được xem là cách để VPBank hướng đến khách hàng tốt hơn về sản phẩm và dịch vụ khách hàng.

Một ứng dụng hữu hiệu nữa của Big Data đó là khả năng kiểm soát dịch bệnh. Vào năm 2009, Google đã sử dụng dữ liệu Big Data của mình để phân tích và dự đoán xu hướng ảnh hưởng, lan truyền của dịch cúm H1N1. Dịch vụ này có tên là Google Flu Trends. Xu hướng mà Google rút ra từ những từ khóa tìm kiếm liên quan đến dịch H1N1 đã được chứng minh là rất sát với kết quả do hai hệ thống cảnh báo cúm độc lập Sentinel GP và HealthStat đưa ra. Dữ liệu của Flu Trends được cập nhật gần như theo thời gian thực và sau đó sẽ được đối chiếu với số liệu từ những trung tâm dịch bệnh ở nhiều nơi trên thế giới.Từ những dự đoán tương tự thế này chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra phương án phòng ngừa trước một dịch bệnh nào đó.

https://photo.tinhte.vn/store/2013/11/2232674_Google_Flu_Trends.png

Đường màu xanh là dự đoán của Google Flu Trends dựa trên số từ khóa tìm kiếm liên quan đến các dịch cúm, màu vàng là dữ liệu do cơ quan phòng chống dịch của Mỹ đưa ra.

Giao thông cũng có thể giải được bài toán giảm thiểu kẹt xe thông qua Big Data. Bằng việc khai thác số liệu CDR của sim điện thoại để ước lượng các dòng giao thông trong thành phố vào các giờ cao điểm trong ngày, từ đó có thể lên kế hoạch phân luồng và điều khiển tín hiệu giao thông để giảm thiểu kẹt xe. Thậm chí có thể đưa ra khuyến cáo người dân ở phường X, quận Y muốn đi sang quận Z thì nên đi theo đường nào. Đây là một bài toán tối ưu hóa rất điển hình.

Một khi làm chủ được dữ liệu lớn thì tổ chức doanh nghiệp sẽ có cơ hội thành công lớn hơn trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay, thế giới thì sẽ được hưởng lợi hơn từ việc trích xuất thông tin một cách chính xác hơn, hữu ích hơn với chi phí thấp hơn. Big Data và các công nghệ phân tích có khả năng làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của các ngành kinh tế. Những mô hình kinh doanh mới dựa trên Big Data đang được hình thành giúp cho các tổ chức doanh nghiệp tận dụng dữ liệu. Đây cũng là xu thế tất yếu trong tương lai không xa với các doanh nghiệp Việt Nam

No comments:

Post a Comment