Highlight

Những điều thú vị khi dùng Trí tuệ nhân tạo của Viettel

Những người dùng Internet tại Việt Nam thường lấy “chị Google” ra để… giải trí. Khi “chị” đọc văn bản hay chỉ đường cho người tham gia gi...

Monday, August 1, 2016

Nhờ công nghệ mới, Google đã tiết kiệm được 400 triệu USD tiền điện và nay đến lượt hóa đơn nhà bạn

Không cần phải là những mục tiêu quá cao xa vĩ đại, mà giờ đây những thành tựu công nghệ thiết thực đã dần len lỏi vào chính nhịp sống thường nhật của con người.

Google đã và đang áp dụng những thành tựu của công nghệ “machine learning” đầy đột phá và hiệu quả vào việc tiết kiệm hàng trăm triệu USD mối năm, số tiền lẽ ra sẽ phải tốn cho năng lượng tiêu thụ khổng lồ cần thiết cho quá trình hoạt động và duy trì của những trung tâm dữ liệu máy chủ quan trọng.
Tất nhiên, với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến và trỗi dậy không ngừng với tốc độ nhanh chóng như hiện nay, việc công nghệ trên - bản chất gắn liền với những thuật toán được lập trình giúp máy móc tự học cách tìm kiếm thông tin để hoàn thành một tác vụ nào đó - được phát triển và ứng dụng sang nhiều lĩnh vực khác sẽ không còn là điều quá xa lạ trong tương lai gần.
Trước đó, Demis Hassabis, CEO của Google DeepMind, một phân nhánh con có trụ sở tại Anh Quốc với nhiệm vụ nghiên cứu và tập trung phân tích chuyên sâu vào trí tuệ nhân tạo, đã phát biểu trong một buổi hội thảo gần đây, cho biết Google hiện đang xây những viên gạch nền móng dựa trên công nghệ của DeepMind để cải thiện và nâng cấp hiệu suất cho những trung tâm xử lý dữ liệu. Lý do là vì Google nhận thấy những cơ sở cụm server của mình đang cần đến một nguồn năng lượng khổng lồ để duy trì hoạt động, vì vậy chỉ cần tiết kiệm một chút, tương đương vài % thôi, cũng có thể giúp họ giữ lại hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Về phần DeepMind, họ được Google “thâu tóm” vào năm 2014 thông qua thương vụ mua bán có giá trị lên đến 600 triệu USD, nhưng kể từ đó thành quả thu được lại rất đáng kể và hữu ích, có tính ứng dụng cao, chủ yếu liên quan đến vai trò của những “mạng lưới thần kinh nhân tạo” kết hợp cùng cơ chế “học hỏi củng cố” sẽ giúp cho các hệ thống máy móc hoạt động và vận hành trơn tru, hiệu quả hơn ngay cả khi gặp phải những tác vụ phức tạp.
Bên cạnh đó, DeepMind cũng đã từng khiến giới công nghệ trầm trồ khi ra mắt thuật toán lập trình số hóa có khả năng chơi thành thạo trò “bắn ruồi” Atari ở một trình độ chỉ có các game thủ siêu hạng mới có thể, hoặc thậm chí chưa có ai, đạt đến. Tiếp tục, đầu năm nay, một chương trình khác với tên gọi AlphaGo cũng đã cho cả hành tinh chiêm ngưỡng trực tiếp sự kiện phi thường khi chiến thắng vận động viên nổi tiếng nhất thế giới trong bộ môn cờ vây.
Từ đó, Google có vẻ như đã thật sự nhận ra tiềm năng hứa hẹn của những phương pháp, công nghệ tiên tiến này trong những khía cạnh thực tế hơn. Theo nhiều nguồn tin, Hassabis cũng đã chia sẻ trong bài phát biểu rằng DeepMind đang tìm cách áp dụng thuật toán xử lý tương tự vào thử nghiệm cho các cấu hình máy chủ (có lẽ là thông qua hình thức mô phỏng), chịu trách nhiệm quản lý và điều hành tác vụ tản nhiệt, góp phần giảm thiểu chi phí điện trong tương lai.
Gần như chắc chắn 100% rằng Google sẽ không để vuột mất cơ hội tiến tới áp đặt phương pháp này ra xa hơn nữa ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống thường ngày, bao gồm cho cả những sản phẩm tiêu dùng quen thuộc, phổ biến. Do vậy, đây sẽ là cứu cánh không thể tuyệt vời hơn dành cho các hộ gia đình hiện tại, vốn đang phải chi trả không ít tiền cho tiền điện mỗi tháng. Nếu Google đã cắt giảm được 40% lượng điện năng toàn công ty, tương đương 400 triệu USD thì tại sao chúng ta không thể tin rằng DeepMind sẽ giúp tiền điện nhà giảm đi khoảng 30%?
Cũng phải nói thêm, tuần vừa rồi, David Silver, một chuyên gia làm việc cho DeepMind đã cho biết về động thái của công ty trong kế hoạch thương mại hóa và mở rộng phạm vi ứng dụng của công nghệ đứng đằng sau AlphaGo. Nhìn chung, tính tới thời điểm hiện tại, có vẻ như xác suất cao nhất là một thế hệ trợ lý ảo mới sẽ xuất hiện, với khả năng vượt trội, bao quát trên nhiều góc độ cũng như đảm nhận các tác vụ đa dạng.
“Nhiều năm qua, việc áp dụng và phát triển công nghệ học hỏi của máy móc tưởng chừng chỉ như một giấc mơ xa vời,” trích lời Silver tại sự kiện. “Thế nhưng hiện những thành quả trước mắt quả thực là một nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy công ty tiếp tục nghiên cứu, đầu tư và phát triển hơn nữa trên nhiều khía cạnh thực tế trong thời đại công nghệ hiện nay.”
Và biết đâu được đấy, có lẽ trong một thời gian không xa nữa thôi, loài người sẽ được chứng kiến công dụng to lớn của loại hình ấy ngay trong những biểu hiện quen thuộc nhất của đời sống hằng ngày và thầm cảm ơn những đội ngũ khoa học tài năng dưới tiềm lực đầu tư của "ông lớn công nghệ" Google, như tiết kiệm đáng kể chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng chẳng hạn.
Tham khảo: Technologyreview

Baidu xây dựng trí tuệ nhân tạo có khả năng soạn nhạc sau khi xem tranh

Liệu trí tuệ nhân tạo có thể làm những công việc mang tính chất nghệ thuật hay không? Chúng ta sẽ sớm có câu trả lời.

Khi nói về trí tuệ nhân tạo (AI) chúng ta thường nghĩ tới những thứ như tăng hiệu quả cho dịch vụ hậu cần, tìm đường cho xe tự lái, xử lý ngôn ngữ và lọc dữ liệu. Máy tính rất giỏi trong việc xử lý dữ liệu.
Tuy nhiên, các kỹ sư phần mềm ở Baidu - hãng được coi là Googe Trung Quốc - lại quan tâm tới việc xây dựng một trí tuệ nhân tạo cho những nhiệm vụ rất khác. Tại một triển lãm vừa diễn ra ở Trung tâm Nghệ thuật Đương Đại Ullens ở Bắc Kinh, Baidu đã trình làng một trí tuệ nhân tạo có thể soạn nhạc sau khi xem các bức tranh để lấy cảm hứng.
Mời bạn nghe bản nhạc này trong video quảng cáo dưới đây. Bản nhạc đầu tiên được phát ở giây thứ 38 và bản thứ hai bắt đầu ở 2 phút 28.

Cả hai đều là những bản nhạc piano đơn giản. Bản đầu tiên rất mềm mại được soạn dựa trên bức tranh nổi tiếng The Starry Night của danh họa Van Gogh. Trong khi bản thứ hai có nhịp độ cao hơn, sôi động, và đầy tính lạc quan cũng như một sự tinh tế mơ hồ bởi được lấy cảm hứng từ bức tranh bát mã.
Theo Baidu, để làm được điều này ban đầu AI của họ phân tích nội dung của hình ảnh, xác định các đối tượng và sau đó gắn các tâm trạng cho các yếu tố của hình ảnh (đỏ cho đam mê và vàng cho sự ấm áp). Sau khi có ý tưởng về các cảm xúc của hình ảnh dựa trên các thuộc tính nó có thể xác định, AI sẽ bắt đầu soạn nhạc.
AI có thể truy cập vào một kho âm nhạc cực lớn để có thể tách ra thành từng đơn vị âm nhạc dựa trên cảm xúc. Cuối cùng, nó kết hợp những đơn vị âm nhạc này vào với nhau dựa trên những yếu tố thị giác được xác định trong hình ảnh mà nó vừa thấy.
Đây là một thành tích cực kỳ ấn tượng. Dù không ai có thể đánh giá chất lượng một bản nhạc được soạn dựa trên các tác phẩm nghệ thuật nhưng có thể nói rằng Baidu đang có những bước đi đúng và những thành tựu bước đầu.
Tham khảo Tech In Asia

Canh bạc chiến lược mà Microsoft đang đặt cược để đánh bại Apple, Google


Mở cửa cho chatbot bên ngoài trên Skype, bỏ hàng núi tiền mua lại Linkedin, những tính năng mới trên Office, tất cả đều xoay quanh canh bạc cho chiến lược mới của Microsoft.

Các ứng dụng trên di động đang trở thành phương tiện kết nối người dùng với thế giới số, và cũng như cây cần có đất, các ứng dụng cũng cần một nền tảng để phát triển.
Dù Microsoft chưa từng công khai thừa nhận điều này, nhưng có thể thấy trên mặt trận nền tảng di động, hãng công nghệ khổng lồ này đã là người thua cuộc trước iOS và Android. Thiết bị với phần cứng tốt nhưng lại đi kèm hệ điều hành non trẻ Windows Phone đã thất bại trong việc thu hút các nhà phát triển tạo ra những ứng dụng xuất sắc cho nền tảng này.
Nhưng câu hỏi lúc này cho Microsoft không còn là làm thế nào để bắt kịp hai đối thủ trên, mà là câu hỏi trận chiến tiếp theo sẽ diễn ra ở đâu? Với Microsoft, họ đang đánh cược rằng những giao diện dựa trên nền tảng trò chuyện – hay các chatbot, sẽ vượt qua các ứng dụng để trở thành cách thức chính cho việc tìm kiếm thông tin trên Internet, cho mua sắm và truy cập hàng loạt dịch vụ khác.

Điều gì mang lại niềm tin cho Microsoft để đặt cược vào chatbot này?
Một trong những yếu tố giúp mang lại sự lạc quan cho Microsoft đó là Xiaoice, trợ lý ảo mà Microsoft phát triển cho WeChat, ứng dụng tin nhắn phổ biến ở Trung Quốc. Giống như Cortana, Xiaoice có thể trả lời một số câu hỏi đơn giản khi trò chuyện với người dùng. Chatbot này có thể biểu lộ cảm xúc, ghi nhớ các đoạn chat. Bạn vượt qua được một cuộc chia tay, Xiaoice còn có thể hỏi xem bạn làm như thế nào.
Chỉ sau ba ngày xuất hiện, Xiaoice đã được thêm vào 1,5 triệu cuộc hội thoại trên WeChat. Thậm chí nó còn có tài khoản trên dịch vụ blog Weibo của Trung Quốc và là một trong những tài khoản được theo dõi nhiều nhất. Hiện nay chatbot này đã được sử dụng bởi hơn 40 triệu người, và trung bình các cuộc hội thoại với người dùng kéo dài hơn 26 lượt trao đổi, một con số ấn tượng.

Microsoft Xiaoice, chatbot bằng tiếng Trung Quốc.
Microsoft Xiaoice, chatbot bằng tiếng Trung Quốc.
Nhưng thành công của Xiaoice ở Trung Quốc không có nghĩa họ sẽ thành công ở Mỹ. Cho đến nay vẫn chưa có chatbot nào bằng tiếng Anh mang lại kết quả tương đương như vậy. Nhưng Microsoft tin rằng, bước khởi đầu với Xiaoice cho thấy một tiềm năng đáng kể đối với họ.
Nhưng Microsoft không phải người duy nhất nỗ lực theo đuổi tiềm năng này. Facebook có chatbot riêng của họ trên nền Messenger. Google vừa giới thiệu trợ lý ảo thông minh bên trong Allo, ứng dụng trò chuyện mới của họ và Home, đối thủ cạnh tranh với Echo của Amazon. Trong khi đó Echo, chiếc loa thông minh như một trợ lý ảo tương tác bằng giọng nói, cho biết nó đã xuất hiện trong 3 triệu gia đình, và bổ sung thêm 1.200 kỹ năng khác nhau thông qua các API của nó.
Với Microsoft, sau thành công vang dội với hệ điều hành Windows từ những năm 90 cho đến nay, dù là người đi đầu trong rất nhiều công nghệ, ý tưởng đột phá mới, nhưng cuối cùng họ thường chấp nhận nhìn các đối thủ của mình vươn lên với những công nghệ, ý tưởng đó. Vậy lần này, niềm tin mạnh mẽ của họ có gì khác biệt so với lịch sử?
Đó là vì chatbot của Microsoft dựa trên một tài sản độc đáo của họ, một bộ não nhân tạo được tạo ra dựa trên những tiến bộ về máy học và bộ xử lý ngôn ngữ tự nhiên trong hai thập kỷ qua. Và quan trọng hơn cả, tài sản đó - trí tuệ nhân tạo đó - nằm trong một chiến lược tổng thể của Microsoft.
Chiến lược của Microsoft
Qi Lu, một trong những trưởng nhóm cấp cao của Microsoft đang chịu trách nhiệm giám sát các nhóm về ứng dụng và dịch vụ cho công ty. Hơn ai hết, ông hiểu rõ những hạn chế của làn sóng Internet trên di động. Những trải nghiệm tồi tệ trên di động làm lưu lượng truy cập web trên di động chưa bao giờ vượt qua được lưu lượng web trên desktop. Trong khi đó các ứng dụng, dù nổi lên như một giao diện thay thế cho trình duyệt web trên di động, giờ đang chững lại khi người dùng ngày càng chán nản việc phải tải và cài đặt chúng chỉ để có được một vài thông tin từ Internet.
Nhưng nhờ các tiến bộ của kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên, giờ người dùng có thể “nói” với thiết bị của mình để lấy những gì mình muốn từ Internet. Đó là lý do vì sao ông Lu cho biết, “nền tảng trải nghiệm” thế hệ tiếp theo sẽ bắt đầu từ đây, từ những cuộc hội thoại. Và đó cũng là tiền đề cho chiến lược của Microsoft để giành chiến thắng trong canh bạc lịch sử này.
Theo ông Lu, công ty cần 5 “tài sản quyết định.” Đầu tiên, là một “nền tảng hội thoại” – một nơi người dùng làm nhiều điều với khả năng nói chuyện và nhắn tin. Còn Microsoft đang có sẵn Office, Outlook, Skype và Cortana. Thứ hai là một bộ não AI – lĩnh vực mà Microsoft đã có gần 20 năm nghiên cứu.
Thứ ba là quyền truy cập vào một mạng xã hội do hoạt động của mọi người trên Internet thường liên quan đến bạn bè và đồng nghiệp của họ. Không ngạc nhiên khi mới đây Microsoft thông báo họ sẽ chi ra 26,2 tỷ USD để thâu tóm Linkedin – mạng xã hội nghề nghiệp với 433 triệu thành viên đã đăng ký.
Mảnh ghép thứ tư cho chiến lược của Microsoft là một nền tảng phần cứng để trí tuệ nhân tạo có thể hoạt động trên đó. Microsoft đã có sẵn Windows và một đại gia đình các thiết bị đang sử dụng hệ điều hành đó, đáng kể nhất là Xbox. Và cuối cùng là một mạng lưới các nhà phát triển sẵn sàng xây dựng các ứng dụng trên nền tảng đó và trả tiền cho đặc quyền đó. Đó cũng là mục tiêu chính của công ty trong Hội nghị nhà phát triển Microsoft Build vào tháng Ba vừa qua.
Nhưng mỗi tài sản đó của Microsoft đều có một đối thủ khổng lồ không kém. Facebook đang thống trị về mạng xã hội và nền tảng hội thoại. Google có một bộ não AI thông minh không kém khi thắng con người trong các trò chơi phức tạp, ngoài ra họ còn có một nền tảng thiết bị với hàng trăm triệu chiếc Android trên toàn cầu. Nhưng với tổng thể các tài sản mình đang có, Microsoft có quyền cảm thấy lạc quan trong canh bạc này.
Những kết quả ban đầu của chiến lược này
Mặc dù chiến lược của Microsoft cần đến 5 “tài sản” khác nhau, nhưng để tạo nên một nền tảng mang lại trải nghiệm tự nhiên như hành vi của con người, Microsoft hiểu rằng tài sản quan trọng nhất là một trí tuệ nhân tạo thực sự thông minh – một bộ não thực sự cho các tài sản quan trọng còn lại của họ. Nếu nhìn vào những giá trị mà các tài sản của Microsoft đang cung cấp, người ta sẽ càng thấy bộ não đó quan trọng đến mức nào.
Hai năm trước, ba tháng sau khi trở thành CEO của Microsoft, ông Satya Nadella xuất hiện tại buổi khai mạc của Hội nghị Code. Tại đây ông đã trình diễn một tính năng mới của Skype, khả năng dịch hội thoại theo thời gian thực. Nó cho phép hai nhân viên của Microsoft, một người nói tiếng Anh, một người nói tiếng Đức có thể trao đổi với nhau bất chấp các rào cản về ngôn ngữ.
Dù màn trình diễn rất ấn tượng, nhưng những vấn đề phát sinh khi trao đổi bằng ngôn ngữ hàng ngày và sự pha tạp ngôn ngữ trong giao tiếp đã làm bộ dịch của Skype hoạt động không trôi chảy như người bình thường. Đó là điều làm ông Satya muốn “tống cả nhóm Skype vào tù vì vấn đề với bộ dịch.” Những vấn đề đó buộc cả nhóm phải thay đổi lại mô hình ngôn ngữ.
Kể từ thất bại đáng nhớ đó cho đến nay, công cụ dịch thông minh của Microsoft đã tiến một bước dài khi nó có thể dịch các cuộc hội thoại hai chiều giữa tám ngôn ngữ khác nhau, và nó đã đi xa hơn một công cụ dịch đơn thuần. Hiện tại Microsoft đang thử nghiệm phiên bản beta của một phần mềm cho phép ghi lại các cuộc họp và tạo ra phụ đề theo thời gian thực.
Bên cạnh đó, Microsoft còn đang đưa tài nguyên AI vào trong những tài sản lớn nhất của họ: hệ điều hành Windows và phần mềm Office. Điều đó sẽ giúp mang những trải nghiệm thông minh trên thiết bị di động xuất hiện trên desktop. Dù chỉ là một phiên bản thử nghiệm của Windows, nhưng với màn trình diễn của Marcus Ash, người giám sát sự phát triển của Cortana, chúng ta có thể thấy sự tích hợp này sẽ mang lại kết quả nào.
Khi Ash truy cập vào Start Menu, Cortana hiển thị ra một loạt các hành động gợi ý dựa trên những cái tên ý nghĩa với bạn, các tài liệu sử dụng gần đây, và gợi ý dịch các từ tiếng Pháp phổ biến. Với sự cho phép của bạn, Cortana sẽ kết hợp dữ liệu về danh bạ, lịch sử duyệt web và các ứng dụng vào trong bộ gợi ý của mình.
Với Office việc nhúng AI vào trong đó thậm chí còn nhiều hơn thế. Tháng Chín năm 2014, Microsoft giới thiệu Delve, một ứng dụng như chiếc Fitbit để cải thiện năng suất làm việc trong Office 365. Ứng dụng này phân tích thời gian bạn làm việc với email và các cuộc họp, đánh dấu thời gian trên lịch những lúc bạn phải làm thêm giờ. Nó còn cho bạn biết tỷ lệ mọi người mở email của bạn và thực sự đọc nó. Thậm chí nó còn có thể gợi ý về những đồng nghiệp mà bạn đã không liên lạc trong một thời gian.
Nếu bạn là một nhà quản lý, chỉ trong nháy mắt, Delve sẽ cho bạn biết bạn đã dành bao nhiêu thời gian cho mỗi nhân viên trong tuần qua. Đó có thể không phải một trí thông minh hấp dẫn với khả năng dự đoán trước mọi nhu cầu của bạn – nhưng nó có thực, và nó rất hiệu quả, nếu so với các đối thủ của mình như bộ công cụ Google Apps.
Như ông Satya Nadella đã có lần tuyên bố, bất kể tương lai của chúng ta sẽ như thế nào, Microsoft muốn có một vị trí trong đó. Và Microsoft tin rằng các ứng dụng thế hệ mới sẽ là cách để họ biến điều đó thành sự thực. Các ứng dụng có thể hiểu được các khuôn mặt, các biểu cảm và các thông tin trong ảnh và video. Tất cả các khả năng đó đều dựa trên các “API nhận thức” – bộ não nhân tạo của Microsoft.
Đó là lý do vì sao họ đang đặt cược lớn vào AI – một canh bạc không chỉ về công nghệ, mà còn về tương lai của thế giới.
Tham khảo The Verge

Trí tuệ nhân tạo đã vượt qua phép thử "giả vờ làm người" bằng cách cực kỳ đơn giản không ai ngờ tới

Phép thử Turing nhiều năm nay vẫn là phép thử "chuẩn" cho mọi loại trí tuệ nhân tạo.

Phép thử Turing nổi tiếng vẫn được lưu truyền bao đời nay là một phép thử nổi tiếng để “đo đạc” trí thông minh nhân tạo. Được phát triển và đưa ra vào năm 1950, phép thử đưa ra khẳng định về việc con người có thể phân biệt đâu là người, đâu là máy qua một hệ thống liên lạc.
Và sau hơn 60 năm, các nhà khoa học đã tìm ra được một kẽ hở để máy móc có thể lách luật trong Phép thử Turing, một trò “xưa như trong sách”: chỉ đơn giản là giữ im lặng.
Hóa ra là việc im lặng của trí tuệ nhân tạo có thể thay đổi nhận thức của người giao tiếp ở đầu bên kia, người đó sẽ tự hỏi rằng liệu rằng những câu trả lời ấy đến từ một NGƯỜI đang xấu hổ (hay “dỗi” không trả lời) hay từ một CỖ MÁY đang hỏng không trả lời được.
Các nhà khoa học từ Đại học Coventry tại Anh đã xem 6 kết quả từ những Phép thử Turing được tiến hành và phát hiện ra rằng khi trí tuệ nhân tạo dừng giao tiếp, nó đã gây nên sự nghi ngờ với những người đặt câu hỏi. Thông thường, việc giữ im lặng không được lập trình sẵn trong trí tuệ nhân tạo, việc này xảy ra hoàn toàn là do lỗi kĩ thuật.
Các nhà khoa học từ Đại học Coventry của Anh đã nghiên cứu 6 kết quả từ 6 phép thử Turing khác nhau, và tìm ra rằng khi mà trí tuệ nhân tạo dừng nói, nó khiến cho người hỏi nghi ngờ nhân vật trả lời là người hay là máy. Điều thú vị là có lỗi hệ thống xảy ra khiến cho nó im lặng chứ trí tuệ nhân tạo không hề được lập trình trước.
“Chính những người đưa ra câu hỏi ‘không chắc chắn’ rằng đó là người hay là máy, và một khi phép thử Turing được đánh giá là 'không chắc chắn' thì điều đó có nghĩa là trí tuệ nhân tạo đã thành công trong việc đánh lừa con người”, câu trả lời phỏng vấn của một trong các nhà nghiên cứu, Huma Shah.
Nhiều người không công nhận thành công này của trí tuệ nhân tạo, bởi lẽ vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh các luật lệ của phép thử Turing và ý định của ông khi đưa ra phép thử này, ông thực sự muốn “đo đạc” cái gì?
Trong bài thử này của các nhà khoa học anh, thì đây là luật cơ bản của “trò chơi mô phỏng”, được diễn tả bởi Turing rằng: trí tuệ nhân tạo phải có khả năng “giả vờ làm người” ở một mức độ thuyết phục được người hỏi.

Trò Chơi Mô Phỏng - Bộ phim về Alan Turing do Benedict Cumberbatch thủ vai.
Trò Chơi Mô Phỏng - Bộ phim về Alan Turing do Benedict Cumberbatch thủ vai.
Và chiếc máy kia đã làm được điều đó, đánh lừa con người bằng cách im lặng, dù rằng là nó hoàn toàn không có chủ đích làm vậy. Nhưng luật là luật, những giám khảo đã đưa ra câu trả lời là “không chắc chắn đây là người hay là máy”, vì vậy chiếc máy đã thành công.
Đội ngũ nghiên cứu gợi ý rằng những hẹ thống thông minh, linh hoạt hơn có thể tự mình “giữ trật tự”, tránh việc đưa ra những câu trả lời ngu ngốc và để làm lộ bản thân. Và qua việc này, thì những phép thử Turing trong tương lai có thể chỉnh sửa đôi chút làm cho nó hoàn hảo hơn, vá lại những lỗ hổng bằng cách loại bất kì hệ thống nào từ chối đưa ra câu trả lời.
Theo như nhà nghiên cứu Shah, Turing đã tạo ra phép thử này nhằm khuyến khích việc phát triển “một hệ thống máy móc có thể phản hồi lại một cách thuyết phục”, chứ không phải chỉ là nhưng cỗ máy cố gắng đánh lừa người thử bằng những cách không đâu. Vì vậy, kết quả của phép thử này đã không thực sự công bằng, nếu xét trên bản chất của chính bản thân phép thử Turing.
Có lẽ rằng, giờ đã là thế kỷ 21 và chúng ta cần một phép thử Turing mới, vì suy cho cùng thì máy tính đã tiến hóa không ngừng trong chặng đường dài từ năm 1950. Chưa xét tới phương diện trí tuệ nhân tạo đã đi được nhiều bước rất xa trong vài thập kỷ qua.
Tham khảo ScienceAlert