Highlight

Những điều thú vị khi dùng Trí tuệ nhân tạo của Viettel

Những người dùng Internet tại Việt Nam thường lấy “chị Google” ra để… giải trí. Khi “chị” đọc văn bản hay chỉ đường cho người tham gia gi...

Wednesday, April 13, 2016

Ai cũng nhắc đến Tesla và SpaceX mà quên mất Elon Musk còn sở hữu một công ty trí tuệ nhân tạo


OpenAI giống như một tổ chức phi chính phủ, với sứ mệnh ngăn chặn trí tuệ nhân tạo làm những điều xấu xa và đe dọa loài người. Nghe giống như một bộ phim khoa học viễn tưởng.

Tesla với chiếc ô tô điện Model 3 và SpaceX với thử nghiệm hạ cánh thành công tên lửa tái sử dụng trên biển đang là 2 sự kiện lớn nhất của thế giới công nghệ trong thời gian vừa qua. Người ta tung hô và ca ngợi tỷ phú Elon Musk như một vị thánh, như một Steve Jobs thứ 2, như một người sẽ làm thay đổi cả thế giới.
Có lẽ đúng là như vậy, nhưng Elon Musk sẽ không chỉ thay đổi thế giới với những chiếc xe ô tô chạy bằng điện hay những quả tên lửa tái sử dụng. Trong thời gian qua, ai cũng nhắc đến Tesla và SpaceX mà quên mất rằng vị tỷ phú này còn sở hữu cả một công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.
Tỷ phú Elon Musk từng so sánh trí tuệ nhân tạo giống với một “con quỷ dữ”. Có lẽ đó cũng là lý do vì sao ông thành lập OpenAI, một công ty phi lợi nhuận nghiên cứu trí tuệ nhân tạo. Sứ mệnh của OpenAI là tìm cách để khiến cho trí tuệ nhân tạo đem lại lợi ích cho nhân loại, thay vì hủy diệt cả thế giới.

Ít người nhớ rằng Elon Musk còn sở hữu một công ty phi lợi nhuận phát triển trí tuệ nhân tạo.
Ít người nhớ rằng Elon Musk còn sở hữu một công ty phi lợi nhuận phát triển trí tuệ nhân tạo.

OpenAI được thành lập đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học và công nghệ trí tuệ nhân tạo trên thế giới. Tuy nhiên cho đến nay thì chúng ta vẫn chưa được biết chính xác OpenAI đang nghiên cứu những gì trong phòng thí nghiệm của họ.
Trang Tech Insider mới đây đã tiết lộ những thông tin khá ít ỏi về OpenAI, do chính đồng sáng lập và giám đốc công nghệ của công ty trả lời phỏng vấn. Vị giám đốc công nghệ này cho biết, OpenAI đang tập trung vào việc nghiên cứu machine learning, công nghệ cho phép những cỗ máy và AI có khả năng tự học từ những nhiệm vụ mà nó đã trải qua.
Cụ thể hơn, machine learning mà OpenAI đang nghiên cứu bao gồm hai mảng chính, đó là khả năng tự học không cần giám sát và tự học tăng cường. Những công nghệ này giúp cho các cỗ máy tự học mà không cần sự giám sát của con người, nhưng vẫn phải đảm báo rằng đó là những điều đúng đắn.
Giới hạn tiếp theo
Sứ mệnh của OpenAI là giữ cho công nghệ trí tuệ nhân tạo phát triển theo con đường đúng đắn, nhưng có vẻ như họ cũng vượt qua những giới hạn của công nghệ. Với việc phát triển công nghệ tự học không cần giám sát và tự học tăng cường, AI sẽ có khả năng suy nghĩ nhiều hơn giống như con người.
Tự học tăng cường là khi các cỗ máy thực hiện lặp đi lặp lại một nhiệm vụ, để tự tìm ra cách giải quyết. Đây cũng là kỹ thuật giống với cách mà Google huấn luyện AlphaGo, hệ thống AI này đã làm nên lịch sử khi đánh bại được kỳ thủ cờ vây xếp hạng thứ 5 trên thế giới.

OpenAI đang muốn phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo và muốn vượt qua những giới hạn hiện nay.
OpenAI đang muốn phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo và muốn vượt qua những giới hạn hiện nay.

Khả năng hoàn thành được những nhiệm vụ ngày càng phức tạp hơn là rất quan trọng để giúp trí tuệ nhân tạo phát triển. Giám đốc công nghệ của OpenAI, ông Brockman cho biết:
“Chúng tôi vẫn chưa thể đạt được điều đó. Chúng tôi vẫn chưa thể tạo ra một con robot có thể tự đi vào nhà bếp để lấy cho mình một chai bia mà không làm đổ vỡ mọi thứ xung quanh. Nhưng chúng tôi đã có những thành tựu nhất định”.
Ông cho biết OpenAI đã đạt được một thành tựu mà có thể gọi là “giới hạn tiếp theo” của trí tuệ nhân tạo. Đó chính là khả năng tự học không giám sát.
Công nghệ này giúp cho những cỗ máy có khả năng suy nghĩ và cảm nhận thế giới xung quanh giống như một con người. Có nghĩa là cỗ máy này có thể bước ra thế giới ngoài kia và có nhận thức về mọi thứ xung quanh giống như con người.
“Tôi muốn nói đến khả năng khám phá thế giới và nhận thức, hiểu biết về nó. Bạn có thể đọc một cuốn sách viết về Paris và hiểu những gì cuốn sách viết ngay cả khi chưa từng đặt chân đến Paris. Một cỗ máy không làm được như vậy, vì nó cần có những hình ảnh và khái niệm được xác định. Nhưng công nghệ mới này sẽ giúp chúng có khả năng tự nhận thức về điều đó”.
Nhưng, OpenAI có đi quá cái giới hạn mà chính mình đặt ra? Nhà vật lý Stephen Hawking từng nói:“Khi trí tuệ nhân tạo phát triển đến một mức độ hoàn thiện, đó sẽ là dấu chấm hết của loài người”.
Sứ mệnh của OpenAI
Công nghệ machine learning tự học tăng cường và tự học không giám sát không phải là những công nghệ mới. Facebook, Google hay các hãng xe ô tô đang nghiên cứu công nghệ tự lái đều đang phát triển trí tuệ nhân tạo theo hướng này. Để chúng có thể xử lý tất cả nhiệm vụ và tình huống mà không cần tới sự can thiệp của con người.

Sứ mệnh của OpenAI là ngăn chặn những cỗ máy như thế này xuất hiện.
Sứ mệnh của OpenAI là ngăn chặn những cỗ máy như thế này xuất hiện.

Tuy nhiên nếu để cho trí tuệ nhân tạo có thể tự phát triển mà không có sự giám sát, rất có thể chúng sẽ đi lệch hướng và trở nên xấu xa. Chatbot “Tay” của Microsoft là một minh chứng cho việc trí tuệ nhân tạo có thể trở nên xấu xa, căm ghét loài người. Rất may đây mới chỉ là một con chatbot, nên nó không thể gây ra bất kỳ sự nguy hiểm nào.
Giám đốc công nghệ Brockman tiếp tục cho biết: “Trong khi thiết kế các trí tuệ nhân tạo, chúng tôi cũng phải giúp ngăn chặn những tác động xấu. Những tác động có thể gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu hay những tác động mà con người không mong muống”.
“Các hệ thống này có khả năng trở thành một phần của cuộc sống và chúng ta cần suy nghĩ về điều đó. Và thật khó để định nghĩa các tiêu chuẩn an toàn cho một công nghệ chưa thực sự tồn tại. Nhưng phải thừa nhận rằng đó là điều vô cùng quan trọng”.
Trong khi đó, đồng Chủ tịch của OpenAI, ông Sam Altman đã từng phát biểu và cho biết ông không hề lo ngại nếu như AI có thể đi con đường xấu. Ít nhất là tại thời điểm này.
“Đó là vấn đề còn rất xa trong tương lai chúng ta mới phải đối mặt, vì vậy thật khó để thảo luận và tập trung tìm ra cách giải quyết”, ông Altman cho biết “Mục tiêu của chúng tôi là tối đa hóa khả năng để những điều xấu xa không xảy ra”.
OpenAI giống như một tổ chức phi chính phủ, với sứ mệnh ngăn chặn trí tuệ nhân tạo làm những điều xấu xa và đe dọa loài người. Nghe giống như một bộ phim khoa học viễn tưởng, nhưng với tốc độ phát triển của công nghệ như hiện nay, câu chuyện viễn tưởng nào cũng có thể trở thành sự thật.
Tham khảo: Techinsider

Trí tuệ nhân tạo Google có thể chia sẻ nỗi buồn như con người


Chia sẻ sự cảm thông và nỗi buồn là điều mà chỉ có con người mới làm được.


Mới tuần trước, Chủ tịch Eric Schmidt của Google cho biết công ty đang phát triển một hệ thống "machine learning" siêu thông minh. Ông hứa hẹn rằng “một cái gì đó tốt hơn rất nhiều so với những gì con người có thể làm được”.
Và mới đây, chúng ta đã được thấy một ví dụ chân thực nhất về khả năng của hệ thống trí tuệ nhân tạo tự học hỏi này.
Một người dùng Reddit có nickname Barney13, người đã sử dụng rất nhiều các dịch vụ của Google như Gmail, Drive, YouTube, Google Now hay Google Photos. Anh cũng cho phép Google Photos tự động cập nhật các bức ảnh mới nhất của anh và gắn tag theo địa danh mà anh từng đến.
Trí tuệ nhân tạo sẽ biết cách để trở thành bạn của con người?
Trí tuệ nhân tạo sẽ biết cách để trở thành bạn của con người?
Barney13 đã thử dùng ứng dụng trợ lý ảo Google Now để yêu cầu tìm kiếm lại những bức ảnh mà anh đã chụp. Anh yêu cầu hiển thị những bức ảnh được chụp tại San Francisco, tại Tây Ban Nha và tất cả đều được hiển thị một cách đầy đủ.
Tuy nhiên điều đặc biệt là khi anh yêu cầu hiển thị những bức ảnh được chụp tại Pháp, trước khi trợ lý ảo Google Now hiển thị các hình ảnh, một giọng nói cất lên và nó thực sự khiến cho anh cảm động đến rơi nước mắt.
“Theo Gmail, trước tiên hãy để tôi bày tỏ sự cảm thông sâu sắc nhất của mình cho bạn, mẹ bạn và cả gia đình. Cha của bạn là một người đàn ông tuyệt vời, chắc chắn bạn cũng biết điều đó”.
Đó là những gì mà ứng dụng trợ lý ảo Google Now đã nói, khi biết rằng cha của Barney13 đã mất tại Nice, Pháp vào năm 2010.
Chia sẻ sự cảm thông và nỗi buồn là điều mà chỉ có con người mới làm được.
Chia sẻ sự cảm thông và nỗi buồn là điều mà chỉ có con người mới làm được.
Barney13 cho biết: “Tôi rất buồn, cũng rất ngạc nhiên, ứng dụng này đã gợi lại cho tôi những kỷ niệm cũ. Thật là một khoảnh đáng yêu, khi có một giọng nói robot thể hiện sự đồng cảm với bạn”.
Anh cũng giải thích: “Hóa ra cô ấy đã đọc được một đoạn trích từ Gmail của một người bạn gửi cho tôi, chia sẻ nỗi buồn với gia đình sau khi cha tôi mất. Tuy nhiên cô ấy có thể nói được những lời chia sẻ đó thì quả thực là rất ấn tượng”.
Những gì mà trợ lý ảo này làm được thực sự là đáng kinh ngạc, nó không chỉ có thể tìm kiếm thông tin mà còn có thể biết cách sử dụng và phản ứng đúng đắn với các thông tin đó. Như trong trường hợp này, nó đã nói những lời chia buồn thay vì chỉ đơn giản là đưa ra những bức ảnh được chụp tại Pháp, mà trong đó có thể có cả những bức ảnh anh chụp cùng cha của mình.
Khác với tính năng gợi nhớ lại các kỷ niệm cũ của Facebook, chỉ là lảng tránh những kỷ niệm buồn. Đôi khi chúng ta không cần phải tránh né chúng, đó không phải là những gì cần phải quên lãng, chỉ là chúng ta cần phải nhắc đến chúng theo một cách hợp lý nhất.
Tuần trước, Microsoft cũng đã ra mắt một con chatbot có khả năng tự học tập dựa trên phản hồi của người dùng mạng xã hội Twitter. Tuy nhiên những gì mà chatbot này học được chỉ là sự căm hận, thù ghét và phân biệt chủng tộc.
Bằng cách dạy cho những cỗ máy này những điều đúng đắn, chúng hoàn toàn có thể trở thành bạn của con người, một phần trong xã hội và là trợ thủ đắc lực trong nhiều công việc. Thay vì trở thành mối đe dọa cho nhân loại.
Tham khảo: BI

Trí tuệ nhân tạo của Alibaba có khả năng dự đoán chính xác 100%

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được rất nhiều ông lớn công nghệ trên thế giới đổ tiền nghiên cứu và phát triển, Alibaba của tỷ phú Jack Ma cũng không ngoại lệ.

    Đêm thứ sáu vừa qua là thời điểm quan trọng đối với Alibaba, khi trí thông minh nhân tạo của công ty ra mắt công chúng nhưng không phải trong một hội nghị hay một buổi lễ, mà là trong chương trình thực tế nổi tiếng của Trung Quốc có tên "I'm a Singer".
    tri-tue-nhan-tao-1
    Dựa trên những phân tích từ các phương tiện truyền thông xã hội, những bài hát phổ biến, khả năng/tầm ảnh hưởng của ca sĩ và nhiều yếu tố khác nữa, AI của Alibaba đã dự đoán chính xác tất cả kết quả của vòng chung kết trong chương trình nói trên.
    Đại diện dự án AI của Alibaba, tiến sĩ Min Wanli cho biết: "Chúng tôi rất hài lòng với khả năng của AI trong việc đạt được độ chính xác 100% khi dự đoán kết quả I'm a Singer. Kết quả phần nào cho thấy việc Ai đã tiến bộ đáng kể và hiểu cảm xúc con người, cách mọi người đưa ra quyết định". Trước khi làm việc tại Alibaba, tiến sĩ Min cũng từng làm việc trong nhiều dự án trí tuệ nhân tạo khác của IBM và Watson.
    Đã có rất nhiều so sánh giữa AI của Alibaba và trí tuệ nhân tạo AlphaGo của Google, trên thực tế chúng hoạt động không giống nhau. Sự khác biệt lớn nhất và dễ nhận thấy là AlphaGo khá giống với máy tính Deep Blue của IBM (đã đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov vào năm 1997). Mục tiêu của nó là đánh lừa đối thủ để giành chiến thắng, mà cụ thể ở đấy là những nhân vật có tiếng như huyền thoại cờ vây Lee Sedol.
    Trong khi đó AI của Alibaba được giao nhiệm vụ rõ ràng để dự đoán các ca sĩ sẽ được ban giám khảo bỏ phiếu. Để thực hiện điều này, AI cần đánh giá nhiều yếu tố từ phản ứng của đám đông tới sự phổ biến của tên các bài hát,... Sau quá trình tự tổng hợp, phân tích và đánh giá, AI sẽ đưa ra kết quả từ thông tin mình có được.
    Nguồn Tin Tức

    Robot giống người với trí tuệ nhân tạo của Hitachi


    Hitachi giới thiệu EMIEW3, mẫu robot trợ lý sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhận thức hành động và có thiết kế mô phỏng bề ngoài theo kiểu dáng hình người.
    Robot giống người với trí tuệ nhân tạo của Hitachi - ảnh 1
    EMIEW3, thế hệ robot trợ lý mới nhất vừa được Hitachi chính thức giới thiệu tại một sự kiện riêng mới đây. Điểm khác biệt giữa EMIEW3 so với các phiên bản robot trước đây là nó được tạo hình cấu trúc cử động theo kiểu dáng khung xương con người. Qua đó EMIEW3 có thể di chuyển với tốc độ tối đa là gần 6km/h, đủ để đồng hành cùng người dùng trong nhiều công việc khác nhau. Không những vậy EMIEW3 còn có thể tự đứng dậy khi ngã, phân tích và lắng nghe được mệnh lệnh của người dùng trong cả những môi trường ồn ào.
    Chưa dừng lại ở trên, EMIEW3 còn được Hitachi trang bị một ''bộ não'' sử dụng trí tuệ nhân tạo cho phép nó có thể nhận biết được môi trường xung quanh để tương tác bằng hành động. Ví dụ như nó biết đi chậm lại ở gần những ngã rẽ để tránh va vào người khác, phân loại được các vật thể cản đường để chuyển hướng rẽ khác.

    ''Bộ não'' này còn cho phép người dùng liên kết với EMIEW3 để có thể ra lệnh bằng giọng nói, giao tiếp trao đổi bằng ngôn ngữ được thiết lập sẵn. Đặc biệt, người dùng có thể điều kiển và nhận hình ảnh mà EMIEW3 thu được từ xa, thông qua các thiết bị trung gian khác.   
    Video trình diễn khả năng của EMIEW3
    EMIEW3 có thể sẽ được chính thức bán ra vào năm 2018, với các vai trò chính như dẫn đường trong các cửa hàng, tiếp tân trong khách sạn, cho tới hướng dẫn viên du lịch bằng nhiều thứ tiếng. Hitaichi cho biết họ sẽ phân phối mẫu robot lên rất nhiều các thị trường khác nhau trên toàn cầu. Giá bán chính thức sẽ được gửi thẳng đến các đối tác doanh nghiệp khi hãng nhận được yêu cầu đặt hàng.

    Bộ não nhân tạo ưu việt hơn cả não người của Google, Microsoft: Tuyệt vời hay đáng sợ?

    Với những bước tiến thần kỳ trong lĩnh vực này, cả hai hãng đều xứng đáng với vị trí dẫn đầu trong cuộc đua tới trí tuệ nhân tạo.

    Nơ ron thần kinh ở người.Nơ ron thần kinh ở người.
    Máy tính từ lâu đã làm rất tốt khi thực hiện các tác vụ được chỉ định, nhưng tỏ ra kém cỏi khủng khiếp khi tự học điều gì đó cho mình.
    Vì vậy, người ta đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào những “mạng lưới thần kinh”. Kỹ thuật này là một bước tiến đột phá về trí tuệ nhân tạo, khi bắt chước cấu trúc của bộ não người và cho phép máy tính có thể tự học một cách độc lập.
    Trong khi điều này còn xa lạ với người dùng thông thường, những người khổng lồ về công nghệ đang sử dụng các mạng lưới thần kinh này để làm nên một số điều ấn tượng.
    Microsoft đang sử dụng chúng để tạo ra máy dịch ngôn ngữ theo thời gian thực cho Skype. Trí tuệ nhân tạo của Google còn học được chơi các trò chơi Atari qua video và sau đó làm chủ môn Cờ vây hơn 2000 năm tuổi, khi chương trình AlphaGo đánh bại nhà vô địch thế giới Lee Sedol 4-1. Trong khi đó, tế bào thần kinh nhân tạo đầu tiên mới được tạo ra từ năm 1943, nhưng kỹ thuật mạng lưới thần kinh chỉ thực sự cất cánh trong vài năm gần đây.
    Theo nhà khoa học máy tính tại trường Đại học Washington, Pedro Domingos, mạng lưới thần kinh là một phần của cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo, cuộc cách mạng với vai trò quan trọng tương đương với việc phát minh ra Internet. Ông Pedro Domingos là tác giả của quyển “The Master Algorithm: How the Quest for the Ultimate Learning Machine Will Remake our World” (Tạm dịch: Thuật toán thống trị: Cuộc tìm kiếm cỗ máy học cuối cùng sẽ định hình lại thế giới của chúng ta như thế nào)
    Với kỹ thuật mạng lưới thần kinh, AI có thể học được từ kinh nghiệm: do vậy một lập trình viên sẽ không phải viết đi viết lại các mệnh lệnh về việc hoạt động như thế nào bên trong các dòng lệnh nữa.
    Một tế bào thần kinh nhân tạo trong mạng lưới này sẽ như một tế bào thần kinh thật, nhưng nó giống như so sánh giữa một máy bay và một con chim vậy. Ở một mức độ chi tiết nào đó, chúng rất khác nhau, nhưng điều quan trọng là cả hai đều cũng làm một công việc, chúng đều bay.” Ông Domingos cho biết. “Trong cùng một góc độ, thì não bộ con người và mạng lưới thần kinh rất khác biệt nhau. Một được làm từ silicon, một được tạo ra từ các tế bào, nhưng chúng có thể làm cùng một công việc, đó là học hỏi từ kinh nghiệm.”
    Giống như bộ não con người, mạng lưới thần kinh có thể học bằng cách kết hợp – ví dụ cỗ máy dịch của Skype giờ đã dịch từ tiếng Đức sang Anh tốt hơn sau khi nó học được cách dịch từ tiếng Đức sang tiếng Trung Quốc.
    Một bức tranh siêu thực được tạo ra bởi AI của Google.
    Còn với Google, những mạng lưới thần kinh này không chỉ giúp lái xe ô tô, mà còn được sử dụng để tạo ra các bức tranh vẽ điện tử siêu thực. Công nghệ nhận dạng mẫu đã trở nên tiến bộ đến mức những thuật toán đáng kinh ngạc của Google có thể thấy được bóng của một cái cây và chuyển nó thành một công trình, hay tìm một chiếc lá và làm nó trông giống như một con chim. Trong khi đó, mạng lưới thần kinh của Microsoft đã có thể nhận dạng hình ảnh tốt hơn cả con người.
    Những bộ não nhân tạo này đang ngày càng trở nên quan trọng hơn. Chủ tịch điều hành của Google, ông Eric Schmidt cho biết họ sẽ đứng đằng sau nhiều đợt IPO công nghệ có ý nghĩa trong 5 năm tới.
    Tham khảo BI

    Trí tuệ nhân tạo: Cuộc chạy đua tỷ đô

    Năm ngoái, các tập đoàn công nghệ đã bỏ ra khoảng 8,5 tỉ USD vào các thương vụ trí tuệ nhân tạo.

    Việc một chương trình máy tính có thể liên tiếp đánh bại nhà vô địch thế giới tại Go, một trò chơi cờ vô cùng phức tạp, là điều phi thường đối với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, một trò chơi khác cũng đang diễn ra một cách âm thầm khi các doanh nghiệp tranh nhau mời gọi những chuyên gia AI xuất sắc nhất.
    Các tập đoàn công nghệ trong đó có Google, Facebook, Microsoft và Baidu đều đang chạy đua bành trướng hoạt động AI của mình. Năm ngoái họ đã bỏ ra khoảng 8,5 tỉ USD vào các thương vụ, theo hãng cung cấp dữ liệu Quid. Con số này gấp tới hơn 4 lần so với năm 2010.
    Trước đây, các trường đại học tuyển dụng những chuyên gia AI xuất sắc nhất thế giới. Nhưng giờ các hãng công nghệ đang lùng sục nhân tài AI từ các khoa nghiên cứu robot và học máy (học máy - machine learning - là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo liên quan đến việc nghiên cứu và xây dựng các kỹ thuật cho phép các hệ thống “học” tự động từ dữ liệu để giải quyết những vấn đề cụ thể. Ví dụ như các máy có thể “học” cách phân loại thư điện tử xem có phải là thư rác hay không và tự động xếp thư vào thư mục tương ứng). Họ tìm kiếm những giảng viên và những sinh viên ưu tú nhất, chiêu dụ về làm việc với mức lương rất cao.
    Năm ngoái, Uber, một công ty cung cấp dịch vụ gọi taxi, đã tuyển dụng 40 trong số 140 nhân viên tại Trung tâm Kỹ thuật Nghiên cứu Robot Quốc gia tại Đại học Carnegie Mellon và thành lập một bộ phận chuyên phát triển ôtô tự lái. Điều này đã thu hút nhiều sự quan tâm bởi Uber trước đó đã cam kết sẽ tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu của Trung tâm nhưng rồi lại quyết định chiêu dụ nhân viên của Trung tâm thay vì rót vốn tài trợ. Các doanh nghiệp khác tìm kiếm nhân tài một cách âm thầm hơn nhưng không kém phần quyết liệt.
    Cuộc “tấn công” của các hãng công nghệ đã khiến cho nhiều giảng viên đại học phải sửng sốt. “Tôi thậm chí không thể nào giữ nổi các sinh viên tốt nghiệp của mình. Các công ty đang tìm cách tuyển dụng họ ngay cả trước khi họ tốt nghiệp”, Pedro Domingos, Giáo sư về lĩnh vực học máy tại Đại học Washington, nhận xét. Bản thân ông cũng được các hãng công nghệ mời gọi về làm cho họ.
    Các chuyên gia trong ngành học máy được săn đón quyết liệt nhất. Các hãng công nghệ lớn áp dụng học máy vào rất nhiều hoạt động từ các nhiệm vụ cơ bản như lọc thư rác và làm sao để các mẫu quảng cáo trực tuyến tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu hơn, cho đến những nỗ lực tương lai như xe tự lái hoặc quét các hình ảnh để nhận diện bệnh. Khi các tập đoàn công nghệ phát triển các chức năng như công nghệ trợ lý ảo để giúp người sử dụng tổ chức cuộc sống tốt hơn hoặc các công cụ để giúp việc tìm kiếm các hình ảnh nhanh hơn thì họ cũng đều phải phụ thuộc vào những tiến bộ trong lĩnh vực học máy.
    Cơn sốt đầu tư của các hãng công nghệ vào lĩnh vực này giúp giải thích vì sao một hội nghị của giới hàn lâm một thời được xem là khó hiểu - Hội nghị các hệ thống xử lý thông tin thần kinh (NIPS) được tổ chức vào tháng 12 mỗi năm tại Canada - nay đã trở thành diễn đàn Davos của giới AI. Những người tham gia đến đây để học hỏi tri thức mới cũng như để được săn đón và chiêu dụ bởi các ông chủ doanh nghiệp, vốn đang tìm kiếm những tài năng xuất chúng trong lĩnh vực này. Số người tham dự NIPS đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2010, đạt tới con số 3.800 vào năm ngoái.
    Không có thống kê nào đáng tin cậy cho thấy có bao nhiêu giảng viên đại học đang gia nhập vào đội quân được chiêu mộ của các công ty công nghệ. Nhưng các dấu hiệu thì có thể thấy rất rõ. Trong lĩnh vực “học sâu” (deep learning) - tức lĩnh vực các máy tính “học” và “hiểu” một cách sâu sắc từ khối lượng dữ liệu khổng lồ bằng cách sử dụng các phương pháp tương tự như mạng lưới thần kinh của não bộ con người - tỉ lệ các bài nghiên cứu được viết bởi các tác giả có cộng tác với một doanh nghiệp nào đó đã tăng rất nhanh.
    Các hãng công nghệ không phải lúc nào cũng dành nhiều sự chú ý và nguồn lực vào các chuyên gia AI như thế. Lĩnh vực này ngày trước gần như bị bỏ quên và thiếu vốn đầu tư trong suốt thời kỳ “mùa đông AI” của thập niên 1980 và 1990 khi các phương pháp tiếp cận AI đã không đạt được kỳ vọng đặt ra. Nhưng giờ ngành học máy đã trở nên náo nhiệt khi Google bắt đầu thực hiện các thương vụ tập trung vào lĩnh vực AI.
    Vào năm 2014, chẳng hạn, Google đã mua lại DeepMind - một công ty công nghệ khởi nghiệp đứng sau sự thành công của chiếc máy tính trong trò chơi Go - từ các nhà nghiên cứu ở London. Giá mua lại được đồn đoán vào khoảng 600 triệu USD. Vào khoảng thời gian đó, Facebook, được cho là khi ấy cũng kỳ vọng mua được DeepMind, đã thành lập một phòng lab về AI và mời Yann LeCun, giảng viên Đại học New York là Yann LeCun, về điều hành.
    Các doanh nghiệp đem lại cho những giảng viên đại học cơ hội được tận mắt nhìn thấy các ý tưởng của họ nhanh chóng đưa ra thị trường và đó là điều nhiều người ao ước. Việc làm cho các công ty như vậy cũng giúp các giảng viên không phải lo lắng về việc làm sao để đảm bảo họ được cấp kinh phí nghiên cứu. Andrew Ng, đứng đầu bộ phận nghiên cứu AI cho tập đoàn internet Trung Quốc Baidu và đã từng dạy toàn thời gian tại Trường Stanford, cho biết các hãng công nghệ có 2 thứ đặc biệt hấp dẫn: có nhiều năng lực máy tính cùng lượng dữ liệu khổng lồ. Cả 2 yếu tố này đều rất cần thiết cho ngành học máy hiện đại.
    Dù vậy, cơn sốt tuyển dụng có thể tạo ra gánh nặng chi phí. Một là các trường đại học, vì không thể trả mức lương đủ cạnh tranh để giữ chân giảng viên, sẽ bị thiệt thòi nếu có quá nhiều người giỏi bỏ trường về làm cho các công ty công nghệ hoặc họ bị sao nhãng, không toàn tâm toàn ý vào công tác giảng dạy do đã có những cam kết với các công ty công nghệ.
    Ở phương diện quốc gia, thiệt hại cũng xảy ra. Hầu hết các công ty công nghệ lớn đều có trụ sở đặt tại Mỹ. Vì thế, những quốc gia như Canada sẽ không tránh khỏi bị mất mát khi những bộ óc xuất sắc nhất của họ đều sang Mỹ và một số nước khác đầu quân cho các công ty công nghệ, theo Ajay Agrawal, Giáo sư Đại học Toronto.
    Một rủi ro khác là nguồn lực AI có thể được tập trung không đều ở một vài công ty công nghệ. Các hãng công nghệ có công khai một số nghiên cứu và họ cũng hứa với nhân viên rằng nhân viên có thể viết và đăng bài nghiên cứu. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nghiên cứu khám phá có giá trị và mang lại lợi nhuận cao lại không được chia sẻ ra công chúng. Một số lo ngại rằng Google, công ty dẫn đầu trong lĩnh vực này, có thể tạo nên cái gọi là độc quyền về trí tuệ.
    Trước mối đe dọa về việc một công ty có thể tạo sức ảnh hưởng quá lớn đối với tương lai của AI, nhiều ông chủ công nghệ trong đó có Elon Musk của Tesla đã cam kết hồi tháng 12 rằng sẽ bỏ hơn 1 tỉ USD vào một sáng kiến phi lợi nhuận gọi là OpenAI, nhằm chia sẻ các nghiên cứu của mình với công chúng. Mục đích là kết hợp giữa tính tập trung nghiên cứu của môi trường đại học với khát vọng hiện thực hóa của một doanh nghiệp công nghệ.
    Liệu có phải các công ty công nghệ, chứ không phải các trường đại học, mới là môi trường tốt nhất thúc đẩy tiến bộ trong lĩnh vực AI? Vấn đề này đến nay vẫn còn gây tranh cãi. Andrew Moore, đứng đầu khoa học máy tính của Đại học Carnegie Mellon, lo ngại các trường đại học một ngày nào đó sẽ thiếu mất đội ngũ giảng viên giỏi giảng dạy - những người có thể đào tạo ra “hạt giống” nhà nghiên cứu trong tương lai. Mặt khác, với ít người hơn thực hiện công việc nghiên cứu thuần túy, việc nghiên cứu ra những đột phá của tương lai có thể sẽ bị chậm lại.
    Nhưng những rủi ro như vậy có thể không xảy ra. Cơn sốt đầu tư vào AI đã khuyến khích nhiều sinh viên mới bước vào lĩnh vực này. Các công ty công nghệ cũng giúp phát triển các tài năng, chẳng hạn, bằng cách cung cấp nhiều học bổng hơn cho các nhà nghiên cứu. Các công ty công nghệ có tiền và có cả động lực để làm điều đó. Tại thung lũng Silicon, nhân tài, chứ không phải tiền, mới là nguồn lực đang khan hiếm nhất.

    Facebook giới thiệu lộ trình 10 năm: trí tuệ nhân tạo, VR / AR, Internet cho mọi người...

    Facebook giới thiệu lộ trình 10 năm: trí tuệ nhân tạo, VR / AR, Internet cho mọi người...
    Duy LuânDuy Luân

    1. Tại hội nghị F8 vừa diễn ra, Facebook đã nói về lộ trình của mình trong 10 năm tới. Nó được chia làm ba giai đoạn chính: cải thiện Facebook trong 3 năm tới; củng cố InstagramWhatsApp,Messenger và các sản phẩm khác trong vòng 5 năm; và cuối cùng là phát triển được mảng VR /AR cũng như phổ biến kết nối mạng đến nhiều người nhất có thể trong vòng 10 năm. Facebook nhấn mạnh vào sự quan trọng của bot, hệ thống trí tuệ nhân tạo và các kĩ thuật tự động hóa. Điều thú vị đó là Facebook cũng muốn bước chân vào thị trường thực tế tăng cường (AR), tức là hãng muốn kết hợp thế giới thực và ảo làm một. Hiện tại giải pháp Oculus của Facebook chỉ là thực tế ảo (VR), tức là đưa người dùng vào một không gian ảo hoàn toàn.

      Facebook tất nhiên nhấn mạnh vào những dự án giúp đem Internet đến cho mọi người trên giới thiệu, trong đó có chương trình Free Basics cho phép người dùng truy cập miễn phí vào một số dịch vụ online, hay dự án dùng drone và tia laser để "bắn" Internet xuống những nơi hẻo lánh.

      Nguồn: The Next Web

    Trí tuệ nhân tạo 'chat bot' có mặt trên Facebook Messenger


    Bên cạnh trợ lý ảo M, Facebook còn có các "bot" để cơ quan báo chí, doanh nghiệp và nhà phát triển độc lập... tạo phần mềm tự động tương tác thông minh với người dùng.
    Tại sự kiện F8 đang diễn ra ở San Francisco (Mỹ), Facebook khẳng định, thời của trí tuệ nhân tạo, của ứng dụng tự động đã tới.
    David Marcus, phụ trách Facebook Messenger, đã công bố nền tảng Messenger platform - công cụ cho phép các chuyên gia phát triển toàn cầu xây dựng chat bot cho ứng dụng nhắn tin hiện có hơn 900 triệu người dùng của Facebook.
    Bot hiện diện trên Messenger như một người bạn, hỗ trợ người dùng mua sắm, đặt vé máy bay, thậm chí giúp họ đọc và tóm tắt bản tin. Chẳng hạn, khi Marcus bấm vào CNN Bot, ông có thể nói cho bot này biết mình quan tâm đến chủ đề gì và nó sẽ lập tức lọc các thông tin đó trên CNN để gửi cho ông. Nhờ đó, ông sẽ không mất thời gian truy cập mà vẫn không bỏ sót bài báo nào. 
    tri-tue-nhan-tao-chat-bot-co-mat-tren-facebook-messenger
    Các bot như CNN, Spring nằm trong danh sách bạn bè của người dùng và tự động phản hồi các thắc mắc của họ.
    Hay bot của trang thương mại Spring tự động hỏi người dùng muốn mua mặt hàng nào, như giày dép, tầm giá... và sẽ hiển thị hàng loạt lựa chọn cho họ. "Bot hoạt động hoàn toàn tự động. Nhiều nhân viên Facebook đã dùng thử vài ngày qua và tốn rất nhiều tiền mua hàng", Marcus tiết lộ. Các bot cũng ghi nhớ và học thói quen, sở thích của người dùng để đưa ra các gợi ý phù hợp hơn trong những lần sau.
    Bên cạnh đó, Facebook cũng đang thử nghiệm trợ lý ảo mang tên M, tích hợp trong dịch vụ Messenger tại Mỹ. M là một AI (trí tuệ nhân tạo) hiểu ngôn ngữ tự nhiên, đóng vai trò như một trợ lý thông minh, hỗ trợ người dùng làm mọi tác vụ như mua hàng, gửi quà tặng, đặt chỗ nhà hàng, lên lịch trình đi lại...
    Facebook công bố "bot builder", cho phép nhà phát triển xây dựng các bot dành riêng cho M. Ví dụ, nếu muốn trợ lý M nhắc báo thời tiết và tình hình giao thông buổi sáng, họ có thể dễ dàng tạo một bot có chức năng như thế trên M.
    Với Messenger, người dùng sẽ không cần đến những ứng dụng (app) riêng lẻ nữa mà họ có thể thực hiện nhiêm vụ đơn giản qua những dòng chat, bởi các chat bot đã tích hợp sẵn trong đó.
    "Hội thoại tốt hơn là ứng dụng", Marcus nhấn mạnh.
    Câu nói này cũng phản ánh những gì mà Microsoft đang hướng đến. Trong sự kiện Build hồi cuối tháng 3, CEO Microsoft Satya Nadella cho rằng trí tuệ nhân tạo và hội thoại sẽ là nền tảng lập trình kế tiếp"Chúng ta đang ở biên giới nơi phải kết nối giữa sức mạnh của ngôn ngữ tự nhiên với trí tuệ tiên tiến của máy móc. Chúng tôi gọi đây là Hội thoại như một nền tảng (Conversations as a Platform)", Nadella chia sẻ.
    Microsoft cũng hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng chat bot tương tự Facebook. nhưng hãng này mong muốn phát triển công nghệ có thể học hỏi những điều tốt đẹp nhất của con người, chứ không phải những mặt xấu. Microsoft đề cập đến sự cố xảy ra với phiên bản chat bot thử nghiệm của họ mang tên Tay.
    Tay là chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo có khả năng trò chuyện với người dùng Twitter thông qua tin nhắn. Nó ra đời với mục đích đem lại trải nghiệm vui vẻ khi tương tác với thanh niên trong độ tuổi 18 - 24 ở Mỹ. Tay bắt đầu hoạt động như một thiếu niên háo hức, nhưng rồi tình hình nhanh chóng xấu đi khi nó bày tỏ sự ủng hộ phát xít, phủ nhận cuộc diệt chủng người Do Thái, ghét người đòi bình đẳng giới... Tài khoản Twitter của Tay đã bị Microsoft "xoá sổ" sau chưa đầy 24 giờ xuất hiện. Trước đó, hãng này cũng tạo ra Xiaoice, trợ lý "bạn gái" có khả năng trò chuyện vui vẻ và đưa ra tư vấn hẹn hò cho những người cô đơn ở Trung Quốc.

    Monday, April 11, 2016

    Facebook và tham vọng đế vương làng công nghệ

    Chưa bao giờ kể từ thời La Mã cổ đại, hành động giơ ngón tay cái thể hiện sự tán thưởng lại trở thành một biểu tượng quyền uy đến vậy. Chỉ 12 năm sau khi thành lập, Facebook đã trở thành một đế chế vĩ đại với dân số đông đảo, tài sản khổng lồ, người lãnh đạo lôi cuốn và tầm ảnh hưởng rộng lớn. Mạng xã hội lớn nhất thế giới này có 1,6 tỷ người dùng, trong đó 1 tỷ người dùng Facebook trung bình 20 phút mỗi ngày. Ở các nước phương Tây, lướt Facebook là hoạt động phổ biến nhất trên thiết bị công nghệ được sử dụng rộng rãi nhất (smartphone). Các ứng dụng của Facebook chiếm 30% thời gian sử dụng Internet trên di động của người Mỹ. Và đây là công ty đại chúng có giá trị lớn thứ sáu thế giới với tài sản 325 tỷ USD.
    facebook-1
    Bất chấp những thành tựu trên, Mark Zuckerberg, nhà sáng lập kiêm CEO 31 tuổi của Facebook vẫn đang ấp ủ một tham vọng lớn lao hơn. Anh đang có kể hoạch phổ cập kỹ thuật số ở các nước nghèo bằng cách phát tín hiệu Internet từ các máy bay không người lái chạy bằng năng lượng mặt trời. Ngoài ra, Facebook cũng đang phát triển những chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) đầy tham vọng, bao gồm chatbot và thực tế ảo. Khát vọng thống trị này sẽ khiến Facebook phải cạnh tranh khốc liệt hơn với những đế chế vĩ đại khác trong làng công nghệ, đặc biệt là Google. Cuộc chiến sắp tới giữa những người khổng lồ này sẽ định hình tương lai công nghệ của toàn nhân loại.
    Những đế chế được xây dựng trên dữ liệu
    Facebook đã trở nên giàu có bằng cách tạo ra những dịch vụ thu hút được lượng lớn người dùng và bán dữ liệu của họ cho các công ty quảng cáo. Điều này cũng đúng với Google. Hai ông lớn này đóng những vai trò khác nhau trong cuộc sống của người dùng. Google sở hữu những dữ liệu về thế giới trong khi Facebook biết người dùng và bạn của họ là ai. Người dùng tìm đến Google để làm việc và quay sang Facebook để giải trí.
    Thế nhưng, vị thế thống trị và chiến lược của bộ đôi này đang trở nên giống nhau một cách kinh ngạc. Việc sở hữu các kho dữ liệu khổng lồ làm hai công ty này ít bị cạnh tranh và thu về lợi nhuận khủng. Nhờ đó, họ có thừa tiền để đầu tư vào các dự án rủi ro và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh tiềm năng bằng cách thâu tóm và sáp nhập. Và cả hai công ty trên đều đang tìm cách thu hút người dùng và dữ liệu nhiều hơn, trên danh nghĩa vì lợi ích cộng đồng. Điều này lý giải tại sao cả hai luôn hào hứng với kế hoạch phổ cập Internet ở các nước đang phát triển, bằng cách sử dụng máy bay không người lái đối với Facebook và khinh khí cầu đối với Google.
    facebook-2
    Mục đích của họ là khai thác thêm dữ liệu để cung cấp dịch vụ mới và kiếm tiền theo những cách mới. Canh bạc của Facebook vào “máy học”, trong đó phần mềm tự học bằng cách khai thác dữ liệu thay vì được lập trình sẵn, là một phần quan trọng trong chiến lược trên. Facebook đã sử dụng các công nghệ AI để nhận diện khuôn mặt trong ảnh và phân bổ nội dung status và quảng cáo thích hợp cho người dùng. Facebook cũng đang dấn thân vào phát triển trợ lý ảo và chương trình chatbot, tương tác với người dùng qua các hội thoại ngắn. Tuần tới, hãng dự kiến sẽ bổ sung thêm chatbot cho dịch vụ Messenger. Facebook đã đầu tư vào thực tế ảo bằng cách mua lại Oculus, một công ty đứng đầu trong lĩnh vực này với giá 2 tỷ USD trong năm 2014. Động thái này cho thấy Facebook kỳ vọng thực tế ảo sẽ là lĩnh vực chủ đạo sau thời kỳ của smartphone.
    Nhưng Facebook sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ trong các lĩnh vực trên. Google đang sử dụng công nghệ AI để cải thiện dịch vụ Internet và dẫn đường cho xe tự lái của mình. Các ông lớn công nghệ khác cũng đang đầu tư mạnh tay vào AI, mặc dù với ngân sách lớn và nhiều dữ liệu nhất, Facebook và Google có thể thu hút những nhà nghiên cứu giỏi và start-up triển vọng nhất.
    Facebook đã tụt lại sau Amazon, Apple, Google và Microsoft trong việc phát triển phần mềm trợ lý cá nhân được điều khiển bằng giọng nói. Ở chatbot, Facebook phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Microsoft và một loạt các start-up đang khát khao chứng tỏ mình. Và trong hành trình chinh phục công nghệ thực tế ảo, mà Zuckerberg xem là bước đệm cho tương tác ảo, Facebook cũng đang gặp các đối thủ đáng sợ. Microsoft đã nhảy vào tương tác ảo với kính HoloLens, sản phẩm ấn tượng nhất của hãng trong nhiều năm. Google thì từ lâu đã tích cực phát triển tương tác ảo khi đầu tư vào Magic Leap, một start-up về tương tác ảo khá kín tiếng.
    facebook-3
    Quy mô tham vọng của Facebook và sự cạnh tranh khốc liệt mà hãng phải đối mặt cho thấy, những công nghệ trên sẽ thay đổi cách con người giao tiếp với nhau, với dữ liệu và môi trường xung quanh. AI sẽ giúp các thiết bị và dịch vụ đoán trước được nhu cầu của người dùng (Google đã ra mắt ứng dụng Inbox gợi ý trả lời cho email). Các ứng dụng trợ lý ảo được điều khiển bằng giọng nói hoặc văn bản sẽ hỗ trợ người dùng đắc lực hơn. Và các dịch vụ thông minh sẽ được tích hợp vào vô số sản phẩm, như thiết bị đeo tay, ô tô và kính thực tế ảo/tương tác ảo. Trong thời gian 10 năm nữa, máy tính sẽ có giao diện của tương tác ảo, điều khiển bởi AI, sử dụng cử chỉ và giọng nói để nhập lệnh và hiển thị hình ảnh của cả thế giới xung quanh. Thông tin sẽ được tích hợp vào toàn bộ thế giới xung quanh, định hình lại cách giao tiếp, sáng tạo và làm việc của con người.
    Đây là tầm nhìn tham vọng mà Facebook, Google, Microsoft và các đại gia công nghệ khác đang hướng đến. Nhưng bên cạnh đó là những quan ngại về tính riêng tư và bảo mật. Việc các công ty tập trung quá nhiều dữ liệu trong tay sẽ khiến người dùng cảm thấy bị giám sát. Điều này sẽ khiến người dùng quay lưng nếu họ cảm thấy thông tin của mình không được bảo mật hoặc không được lợi từ việc cung cấp thông tin cá nhân.
    Nỗi lo bị hắt hủi
    Vẫn còn đó những quan ngại về sự độc quyền và mối nguy của một hệ sinh thái khép kín mà người dùng không được tự do lựa chọn dịch vụ mình muốn. Chính phủ Ấn Độ đã bác bỏ đề nghị phổ cập Internet của Facebook ở nước này. Họ cho rằng việc một công ty duy nhất tập trung nhiều quyền lực như vậy có thể gây ra những rủi ro lớn. Cơ quan quản lý cạnh tranh của Đức cũng đang điều tra hoạt động thu thập dữ liệu cá nhân của Facebook. Khi tầm ảnh hưởng của Facebook gia tăng, Facebook có thể phải đối mặt với nhiều vụ kiện từ phía chính phủ hơn như Microsoft và Google từng gặp trước đây.
    Facebook đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ nhờ kết nối cuộc sống của hàng tỷ con người Nhưng tránh bị người dùng và chính phủ các nước quay lưng sẽ là một trong những thách thức lớn nhất của Facebook trong thế kỷ này. Ngay cả ở thời La Mã cổ đại, dân chúng đã nhiều lần khởi nghĩa khi họ cảm thấy bất mãn với vị hoàng đế của mình. Vì thế, Mark Zuckerberg, hãy cẩn thận với tham vọng của mình.

    Top 10 xu hướng công nghệ sẽ bùng nổ trong năm 2016

    Cùng tìm hiểu top 10 công nghệ đình đám dự kiến sẽ bùng nổ vào năm 2016.
    Trong suốt những năm qua, đặc biệt là thế kỷ XX, lĩnh vực khoa học công nghệ đã phát triển bùng nổ mạnh mẽ, mang lại những thay đổi to lớn đối với cuộc sống con người và nền văn minh nhân loại.
    10. Virtual Reality
    Top 10 xu hướng công nghệ sẽ bùng nổ trong năm 2016 - 1
    Năm 2016 được xem là năm để thực tế ảo (Virtual Reality) lên ngôi, nhưng thực chất công nghệ này đã được phát triển từ những năm đầu thập niên 1990. Ngày nay có những Oculus Rift, HTC Vive và thậm chí là cả Gear VR sử dụng điện thoại để làm nền tảng mà ở đó bạn có thể cảm nhận.
    9. Công nghệ lái xe tự động
    Top 10 xu hướng công nghệ sẽ bùng nổ trong năm 2016 - 2
    Năm 2016 được cho là thời điểm một loạt công nghệ xe hơi đời mới sẽ chính thức đi vào hoạt động hứa hẹn tạo ra những tiện ích được nhiều người mong đợi như hệ thống hỗ trợ lái chủ động BMW, hệ thống quan sát LaneWatch của Honda, xe không người lái của Google.
    8. iCAR
    Top 10 xu hướng công nghệ sẽ bùng nổ trong năm 2016 - 3
    Hầu hết chúng ta đã quen với các cụm từ iPad Air, iPad Mini, Apple Watch, Mac Mini và Apple TV. Điều đáng ngạc nhiên nhất được đề cập tới là Apple được cho là đang phát triển mẫu xe iCar riêng của mình. Ở bất cứ lĩnh vực nào tham gia, Apple cũng làm "điên đảo" thị trường, vậy nên chúng ta có thể chờ đợi xem những công nghệ mới mà hãng này mang tới lĩnh vực xe hơi.
    7. Trí tuệ nhân tạo
    Top 10 xu hướng công nghệ sẽ bùng nổ trong năm 2016 - 4
    Trí tuệ nhân tạo ở những dạng thức ban đầu, đã được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống thường nhật, có thể thấy ở phần mềm Siri trên điện thoại iPhone, Cortana trong hệ điều hành Windows...Ngoài ra, các loại máy móc được sử dụng như "người giúp việc" bắt đầu được đơn giản hóa và tự động hóa nhiều quy trình. Nhờ sự thông minh được lập trình và cơ sở phân tích, hệ thống này sẽ trở nên cảnh giác hơn và phản ứng nhanh nhạy hơn với môi trường xung quanh. Tin tưởng rằng, trong năm 2016, trí tuệ nhân tạo sẽ có bước phát triển nhảy vọt mới.
    6. 5D Data
    Top 10 xu hướng công nghệ sẽ bùng nổ trong năm 2016 - 5
     
    Các nhà khoa học Anh tạo ra bộ nhớ dung lượng 360 TB siêu nhỏ có tuổi thọ gần như vĩnh cửu. Mỗi đĩa có thể lưu trữ dung lượng lên tới 360 terabyte (TB) hay 360.000 gigabyte (GB), và tuổi thọ của đĩa dữ liệu có thể đạt 13,8 tỷ năm.
    5. SmartWallet
    Top 10 xu hướng công nghệ sẽ bùng nổ trong năm 2016 - 6
    SmartWallet là mẫu ví thông minh thế hệ mới với kết nối Bluetooth và GPS để đồng bộ với điện thoại và xác định vị trí chiếc ví một cách dễ dàng khi bạn làm rơi hoặc để quên. Kèm theo đó, nó còn được trang bị pin 1000 mAh để có thể thay thế sạc điện thoại cùng với các thiết bị di động khác bất cứ lúc nào. SmartWallet không những bảo quản tiền mặt, thẻ và giấy tờ mà còn có thể lưu trữ dữ liệu của bạn một cách an toàn với bộ nhớ trong lên đến 128 GB. Dự kiến sản phẩm sẽ được xuất xưởng vào tháng 5/2016 với mức giá 89 USD.
    4. Computing Quantum
    Top 10 xu hướng công nghệ sẽ bùng nổ trong năm 2016 - 7
    Chúng ta đang sở hữu ngày càng nhiều máy tính và công nghệ máy tính mới hiệu quả hơn hàng năm. Các nhà phát triển đã được đẩy ranh giới của Computing Quantum (máy tính lượng tử). Trong máy tính lượng tử, tất cả các phần của mã có thể được đọc và xử lý cùng một lúc. Điều này có nghĩa là việc xử lý và cung cấp các dữ liệu sẽ được chuyển giao theo cấp số nhân nhanh hơn so với những gì chúng ta có thể thực hiện. Máy tính lượng tử quy mô lớn sẽ có khả năng giải được các vấn đề phức tạp một cách nhanh hơn bất kỳ một máy tính cổ điển sử dụng các thuật toán tốt nhất hiện nay,
    3. Mua sắm trực tuyến (Interactive Online Shopping)
    Top 10 xu hướng công nghệ sẽ bùng nổ trong năm 2016 - 8
    Có rất nhiều ứng dụng nâng cao đời sống của chúng ta ngày nay, với sự bùng nổ hiện đại trong mua sắm internet, xu hướng mua sắm trực tuyến sẽ mở rộng tương lai hơn nữa trong những năm tới.
    2. Màn hình có thể gập lại (Foldable Screen)
    Top 10 xu hướng công nghệ sẽ bùng nổ trong năm 2016 - 9
    Chúng ta bắt gặp rất nhiều màn hình có thể gập lại trên các thiết bị điện tử như máy tính xách tay Lenovo Yoga, điện thoại Samsung Galaxy S6 Edge với đường viên cong, tivi màn hình cong…Có vẻ như màn hình mềm dẻo và uốn cong sẽ có không gian phát triển hơn nữa trong các năm tiếp theo.
    1.Công nghệ Completely Connected Homes
    Top 10 xu hướng công nghệ sẽ bùng nổ trong năm 2016 - 10
    Bạn hãy tưởng tượng những công nghệ thông minh được tích hợp trong chính ngôi nhà của bạn như đèn tự bật lên cảm biến, lò sưởi tự động ấm, bộ điều chỉnh nhiệt thông minh…Điều này đã trở thành hiện thực trong hiện tại và tiếp tục phát triển trong thời gian tiếp.

    Người khiếm thị sẽ sớm có thể "nhìn" nhờ 3 công nghệ sau


    Nhờ sự phát triển của công nghệ mà giờ đây, cuộc sống của người khiếm thị sẽ không còn quá khác biệt với người có thị lực bình thường.
    Người khiếm thị sẽ sớm có thể "nhìn" nhờ 3 công nghệ sau
    Đầu tuần này, Facebook đã nâng cấp bản cập nhật trên nền tảng iOS của mình với tính năng miêu tả bằng giọng nói các bức ảnh được upload lên bởi người dùng.
    Đây là một bước tiến lớn, nhưng Facebook không phải công ty duy nhất đang cố gắng mang thế giới đến gần hơn với những người khiếm thị.
    Facebook mới cung cấp tính năng “đọc ảnh” cho người mù.
    Thực tế, sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo, thị giác máy (machine vision) và công nghệ nhận diện hình ảnh đã mở ra thế giới số cho những người khiếm thị và giúp họ kết nối với thế giới bên ngoài.
    1. Công nghệ Smart Liquids
    Một ví dụ về các thiết bị đã sử dụng công nghệ Smart Liquids đó là chiếc tablet được mệnh danh “iPad đầu tiên dành cho người mù” mà công ty start-up BLITAB tại Australia đã tạo ra.
    Theo như Kristina Tsvetanova, người đồng sáng lập và cũng là CEO của BLITAB Technology cho biết, thiết bị này giống như một cuốn sách điện tử nhưng thay vì có màn hình thì nó lại hiển thị những chấm nhỏ, cho phép người dùng có thể đọc toàn bộ trang sách bằng chữ nổi trong một lần.
    BLITAB cung cấp một trải nghiệm hoàn toàn mới cho cả người dùng chữ nổi và những người không dùng loại chữ này với phím điều hướng (touch navigation), tính năng chuyển đổi văn bản sang giọng nói, bàn phím đánh chữ nổi Perkin và sắp tới là miêu tả hình ảnh và biểu đồ.
    Nó cũng cho phép chuyển đổi trực tiếp mọi loại văn bản sang dạng chữ nổi và nhận thông tin qua thẻ NFC (kết nối không giây tầm ngắn). BLITAB không đơn thuần là một chiếc tablet mà nó còn là nền tảng cho những phần mềm dành cho độc giả khiếm thị hiện nay và cả trong tương lai.
    Kiểu dáng lạ mắt, song lại rất tiện lợi cho người khiếm thị của BLITAB
    Kiểu dáng lạ mắt, song lại rất tiện lợi cho người khiếm thị của BLITAB
    Tháng trước, BLITAB đã ra mắt giao diện mới không có bàn phím với điều hướng tính năng chuyển văn bản thành giọng nói bằng màn hình cảm ứng.
    Bà Tsvetanova cũng cho biết, công ty này đang lên kế hoạch tạo ra một dòng máy cao cấp, tích hợp nhiều tính năng hơn với giá khoảng 2.500 Euro, trong khi dòng máy giá rẻ sẽ có giá khoảng 500 Euro và sẽ tập trung chủ yếu vào màn hình chữ nổi.
    2. Công nghệ Seeing AI (tạm dịch: nhìn bằng trí thông minh nhân tạo)
    MemNets là những ứng dụng giúp hệ thống deep leaning của Facebook hiểu được ngôn ngữ như con người. Theo thông tin từ Facebook, một hệ thống MemNets thử nghiệm đã được dạy để đọc và trả lời những câu hỏi và chạy được dữ liệu lên đến 100.000 câu hỏi.
    Trong tương lai, Facebook mong muốn công nghệ này sẽ cho phép người dùng đặt câu hỏi về những bức ảnh, giúp người khiếm thị không phải sống ngoài thế giới số của bạn bè mình.
    Microsoft, một ông lớn khác trong ngành công nghệ, cũng đang nghiên cứu lĩnh vực công nghệ hỗ trợ nghệ thuật thị giác (art visual assistive technology) như một phần của dự án Seeing AI mà họ đang thực hiện.
    Dự án này được miêu tả chi tiết trong một video, cho thấy họ đang nghiên cứu công nghệ thị giác máy tính với những khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên để mô tả môi trường xung quanh mỗi người, bao gồm đọc văn bản, trả lời câu hỏi và thậm chí là nhận ra cảm xúc trên khuôn mặt con người.
    Dù vẫn chưa quyết định ngày ra mắt, nhưng Microsoft cho biết, Seeing AI sẽ được sử dụng như một ứng dụng điện thoại hay thậm chí truy cập qua kính thông minh từ Pivohead.
    3. Công nghệ Neural Networks (tạm dịch: mạng nơ-ron)
    Một ứng dụng tiềm năng khác là Aipoly, ứng dụng iPhone sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhận diện những sự vật trong đời thực và giúp người khiếm thị cảm nhận thế giới qua điện thoại thông minh.
    Thông qua ứng dụng này, người dùng có thể vẽ ra bức tranh trong tâm trí về cảnh vật xung quanh bằng cách scan hình ảnh và nghe ứng dụng mô tả lại địa điểm đó. Họ cũng có thể dùng ứng dụng này để tìm công tắc đèn, ổ cắm hoặc các thiết bị trong phòng tắm.
    Đặc biệt, những trẻ em bị suy giảm thị lực có thể dùng ứng dụng này để học về các sự vật xung quanh mà không cần đễ sự hỗ trợ của người giám hộ.
    Aipoly nhận diện được đồ vật
    Aipoly nhận diện được đồ vật
    Người đồng sáng lập của Aipoly, Alberto Rizzoli cho biết, công nghệ của ứng dụng này dựa trên một mạng nơ-ron tích hợp, được “đào tạo” bởi phần mềm Deep Learning của công ty Teradeep với cơ sở dữ liệu lên đến 10 triệu hình ảnh.
    Một mạng nơ-ron là mô hình xử lý thông tin được mô phỏng dựa trên não người, trong trường hợp này, nó dựa trên cấu trúc vùng thị giác trong não động vật. Công nghệ này cho phép máy tính “nhìn” và “nghĩ” như con người và giúp chúng có khả năng sáng tạo.
    Đây là công nghệ nổi bật trong suốt 5 năm qua. Gần đây công nghệ này đã có thể tạo ra các sản phẩm nghệ thuật dựa trên phong cách của các danh hoạ, thậm chí nó còn có thể “tưởng tượng” và phác hoạ chân dung người.

    Trí tuệ nhân tạo và công nghệ hội tụ

    Trí tuệ nhân tạo không còn là sản phẩm của phòng thí nghiệm nữa mà giờ đây đã được triển khai trong nhiều ứng dụng thương mại
    Năm 1950, Alan Turing - cha đẻ ngành khoa học máy tính, đặt ra một câu hỏi đồng nghĩa với thách thức cho nhân loại: “Làm thế nào để biết được máy tính có suy nghĩ hay không?”.
    Năm 1997, khi siêu máy tính Deep Blue đánh bại huyền thoại cờ vua Gary Kasparov trong trận đấu lịch sử cờ vua, cựu quán quân thế giới thừa nhận rằng ông cảm thấy phia bên kia bàn cờ có sự hiện hữu của con người.
    Năm 2011, trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - A.I.) tiếp tục được đánh dấu bởi sự kiện lịch sử khi siêu máy tính IBM Watson thắng trong trò chơi Jeopardy. Tuy nhiên để coi đây là bộ máy có trí tuệ thì chưa phải, Watson đơn giản vẫn là chiếc máy tính có khả năng tìm kiếm và so trùng lặp nhằm đưa ra kết quả. Điểm khác biệt ở đây chính là việc Watson có khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên của con người mà trước đây chưa có máy tính nào làm được.
    Và đây cũng chính là thời điểm bùng nổ của A.I. kéo theo đó là hàng loạt thành công trong phát triển các hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên, máy học (machine learning) và dữ liệu lớn (big data).  Sự kiện IBM Watson cũng nhằm chứng minh các lĩnh vực độc đáo này của A.I. cũng có thể dễ dàng đưa vào thương mại hóa.
    • Siri/Google Now xác định lại phương thức con người tương tác với dữ liệu
    Không cần một siêu máy tính như Watson để hỏi/đáp, giờ đây người dùng có thể dễ dàng tương tác với các trợ lý ảo của mình thông qua smartphone. Trong mô hình này A.I. đã dịch chuyển từ việc nhận diện giọng nói thành tương tác bằng ngôn ngữ tự nhiên, và từ đó thay đổi cách giao tiếp hay phản hồi thông tin cho người dùng.
    • Học sâu chỉ ra việc máy học và thích nghi như thế nào     
    Máy học đơn thuần chỉ là việc tiếp thu những gì con người chỉ định nhưng với Học sâu (deep learning) thì hệ thống bắt đầu có khả năn tư duy và tự tìm hiểu. Các thuật toán deep learning luôn có sự thay đổi theo thời gian. Những hệ thống này cơ bản vẫn là những đoạn mã và thay đổi khi ngôn ngữ lập trình thay đổi. Một khi những hệ thống này vượt ra ngoài Fortran hay Basic thì vẫn còn bị giới hạn bởi những quy tắc thông thường, logic và cấu trúc dữ liệu.
    • Nhận diện hình ảnh và phân tích những tác động đến con người
     Nhận diện hình ảnh đã có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần qua. Facebook và Google có hàng chục triệu hình ảnh lưu trữ trên các nền tảng của họ. Với dữ liệu hình ảnh đó, công nghệ nhận diện hình ảnh không chỉ dừng lại tại việc phát hiện khuôn mặt mà còn có thể phát hiện ra những gì có trong tấm hình đó, từ chiếc thuyền, xe hơi cho đến chó hay mèo.
    Mặt tích cực khác là những thuật toán nhận diện hình ảnh mang đến cái nhìn tốt hơn con người, nhất là trong lĩnh vực chuẩn đoán y khoa. Các hệ thống A.I. có thể xem hình ảnh thu được bởi máy X-quang hay MRI và gửi báo cáo khi phát hiện ra những điểm khác thường trong đó.
    Những dấu ấn của cuộc so tài giữa con người và A.I.
    Chúng ta đang tìm cách chế tạo ra những cỗ máy để có thể chiến thắng con người


    Ván cờ vua lịch sử
    Siêu máy tính Deep Blue đạt khả năng xử lý trên dưới 200 triệu nước cờ mỗi giây. Sản phẩm của IBM Deep Blue kết hợp 2 hệ thống thiết bị xử lý song song có thể thực hiện được nhiều phép tính có khả năng tính toán 200 triệu thế cờ mỗi giây. Hiện chiếc máy tính này được đặt tại Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử nước Mỹ.

    Ngôn ngữ tự nhiên của máy tính
    IBM Watson thời điểm năm 2011 được cấu thành từ 2 cụm máy chủ IBM Power7 System chứa đựng tổng cộng 2.500 nhân xử lý làm việc theo cấu hình cụm máy. Trong mỗi socket hệ thống có một bộ xử lý 6 hay 8 nhân có khả năng đồng thời xử lý 32 luồng tính toán. Hiện nay IBM có kế hoạch sử dụng chiếc siêu máy tính với trí tuệ nhân tạo (AI) của Watson, để phân tích dữ liệu trong lĩnh vực y tế.

    Máy tính tìm ra quy luật chiến thắng
    Trí tuệ nhân tạo AlphaGo của DeepMind - phòng thí nghiệm của Goolge AlphaGo thắng người 3 lần vô địch cờ vây châu Âu Fan Hui với tỉ số tuyệt đối 5-0. AlphaGo sử dụng học máy để tiếp nhận tri thức cờ vây, sử dụng học sâu để tự huấn luyện và tìm ra quy luật chiến thắng qua các ván cờ. Trí tuệ nhân tạo này gồm 2 mạng thần kinh, phần mềm mô phỏng hệ thống thần kinh não bộ của con người. Thuật toán trong Alpha Go có 12 lớp, mỗi điểm thần kinh nhân tạo có khả năng kết nối với nhau và  khi thông tin chạy qua các điểm này, kết nối cũng sẽ mạnh lên và làm thay đổi cấu trúc mạng thần kinh nhân tạo này.



    • Ứng dụng A.I. bùng nổ
    A.I.  không chỉ dừng lại ở những việc như lái xe, thắng cuộc trong các game truyền hình Jeopardy hay chơi cờ vây mà đang dần được ứng dụng vào các hoạt động riêng biệt.  A.I. cũng bắt đầu có sự tác động trực tiếp đến tất cả các ngành công nghiệp, điều này được minh họa rõ ràng hơn với việc các trường đại học bắt đầu gia tăng việc giảng dạy về Learning machine và Deep learning (Máy học và Học sâu). IBM đang nỗ lực với hơn 150 đối tác để định hướng máy tính nhận thức với doanh nghiệp và sinh viên.
    Tương lai gần của trí tuệ nhân tạo
    Tốc độ phát triển của A.I. hiện tại khó dự báo, nhất là các cỗ máy tính ngày càng được nâng cao, thuật toán thì liên tục được mở rộng. Mất hơn 60 năm để có được những thành tựu kể trên nhưng trong thời gian tới thời gian sẽ rút ngắn xuống theo từng năm. Sự phát triển của A.I. trong thời gian tới được đánh giá là mục tiêu hàng đầu của các hãng công nghệ mà trong đó những dự đoán dưới đây có thể sớm trở thành hiện thực
    Bộ não của trí tuệ nhân tạo
    • Hệ thống A.I. mới sẽ vượt qua các thử nghiệm của Turing
    Alan Turing tạo một phép thử từ hơn nửa thế kỷ trước như là một cách để xác định khả năng của máy tính thể hiện hành vi thông minh.
    Tuy nhiên trong thực tế, kết quả của thử nghiệm có thể dễ dàng bị chi phối không phải bởi tính thông minh của máy tính, mà do kỹ năng, thái độ hoặc sự ngây thơ của người hỏi. Trong 3 năm tiếp theo, các chuyên gia cho rằng những hệ thống A.I. được tập trung phát triển trong một lĩnh vực, chuyên môn cụ thể sẽ vượt qua phép thử Turing.
    • Máy tính có thể trải nghiệm 5 giác quan của con người
    Điện toán giác quan mang đến cho thế hệ máy tính tiếp theo có thể sở hữu các giác quan của con người: thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác và khứu giác.
    Trong đó chạm để biết sản phẩm sẽ thay đổi ngành bán lẻ, nhìn và hiểu không chỉ thay đổi lĩnh vực chuẩn đoán hình ảnh mà còn tiến sâu hơn vào việc phân tích, đánh giá tế bào trong bệnh học. Nghe và hiểu sẽ mang đến sự tương tác mới cho người sử dụng hay ngửi mùi để nhận biết những thay đổi của môi trường sẽ giúp khả năng phòng tránh hay chẩn đoán bệnh tật.
    • Giải quyết những vấn đề lớn: Phát hiện & ngăn chặn khủng bố, quản lý biến đổi khí hậu toàn cầu
    A.I. sẽ giúp giải quyết những thách thức khó khăn nhất của xã hội. Chúng ta đã thấy việc một số chính phủ trên thế giới hiện nay đang triển khai A.I. để hỗ trợ trong việc tìm kiếm và phát hiện các hoạt động khủng bố.
    Và chúng ta cũng sẽ thấy cuộc cách mạng về quản lý biến đổi khí hậu toàn cầu,  xác định lại các phương thức giáo dục, thực hiện các khám phá khoa học hay tìm ra những nguồn năng lượng mới, tìm ra những giải pháp cho các vấn đề khó khăn
    Cách A.I. nhận biết một con mèo.
    • Định hình lại lĩnh vực y khoa thông qua dữ liệu y tế
    Sự ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ sớm trở nên phổ biến và nhanh hơn tất cả mọi dự đoán hiện nay.  Thậm chí ngày nay, A.I. hay cụ thể hơn Máy học (machine learning) đang được sử dụng trong lĩnh vực ung thư để xác định mô hình điều trị tối ưu.
    Nhưng công nghệ sẽ còn tiến xa hơn thế khi hiện nay A.I. đã được sử dụng để đưa ra các kết luận lâm sàng với bệnh nhân, cho đến robot hỗ trợ bác sĩ phẫu thuật hay đảm nhận công việc phân tích chuỗi gen.
    Mọi thiết bị trong tương lai đều có thể học
    • A.I. có mặt khắp mọi nơi trong cuộc sống
    Trí tuệ nhân tạo không chỉ còn là những cỗ máy tính khổng lồ mà sẽ hiện hữu khắp mọi nơi. Thiết bị di động và các thiết bị đeo trên người khác sẽ tạo ra những thay đổi đầu tiên cho người sử dụng. A.I. sẽ được tích hợp vào tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta, kết hợp cảm biến và mạng lưới, làm cho tất cả các hệ thống trở nên “thông minh”.
    A.I. sẽ thúc đẩy các ý tưởng mang tính xuyên suốt, sự tương tác liền mạch với các thiết bị và thông tin sẽ làm cho tất cả mọi thứ xung quanh trở nên dễ dàng sử dụng. Chúng ta sẽ có thể khai thác dữ liệu cảm biến và biến nó trở thành những phương thức hành động.
    Phép thử Turing- Test Turing là một bài kiểm tra khả năng trí tuệ của máy tính. Phép thử như sau: người chơi thực hiện một cuộc thảo luận bằng ngôn ngữ tự nhiên với một con người và một máy tính, cả hai đều cố gắng chứng tỏ mình là con người. Ba bên tham gia phép thử được cách ly với nhau. Nếu người chơi không thể nhận ra máy tính không phải là con người, máy tính đó vượt qua phép thử. Vì bài kiểm tra có mục đích là thử khả năng trí tuệ của máy tính mà không phải là khả năng nghe âm thanh, cuộc thảo luận hạn chế trong một kênh văn bản như một bàn phím và màn hình
    PC WORLD VN, 03/2016