“Chappie” là một bộ phim mới được ra mắt, với chủ đề về robot và trí tuệ nhân tạo (AI). Bộ phim cho chúng ta thấy một góc nhìn mới về trí tuệ nhân tạo trong tương lai.
“Chappie” là một bộ phim mới được ra mắt, với chủ đề về robot và trí tuệ nhân tạo (AI). Bộ phim cho chúng ta thấy một góc nhìn mới về trí tuệ nhân tạo trong tương lai, khi mà chúng cũng có nhận thức và cảm xúc như con người.
Bộ phim bắt đầu tại một đất nước ở Nam Phi, vào thời điểm mà một tập đoàn vũ khí chế tạo thành công hàng loạt robot có khả năng thay thế đội ngũ cảnh sát bạo vệ an ninh cho cả đất nước. Mặc dù đội ngũ robot này có khả năng hoạt động như con người, nhưng chúng được lập trình sẵn và chỉ làm theo lệnh của người điều khiển.
Trong số robot đó, có một chú robot tên là Chappie. Chappie khác biệt hoàn toàn so với những con robot khác, vì chú được cài một chương trình trí tuệ nhân tạo. Nhờ có chương trình trí tuệ nhân tạo này, Chappie có khả năng nhận thức, học hỏi thậm chí là có cả cảm xúc yêu ghét như con người. Xét một mặt nào đó, chú robot này chính là một con người và có sự sống. Đó là những gì bộ phim miêu tả về robot và trí tuệ nhân tạo, và là góc nhìn của nhà làm phim.
Còn về khía cạnh khoa học, với công nghệ khoa học hiện tại và cả trong tương lai, các robot và trí tuệ nhân tạo liệu có thể phát triển ngang bằng con người hay không? Chúng ta hãy cùng phân tích dựa trên công nghệ khoa học, để xem robot và AI có thể giống với con người đến bao nhiêu phần trăm.
Chúng ta có thể chế tạo ra những con robot giống con người 100% hay không?
Hình dáng và cử động
Trong bộ phim, chú robot Chappie có khả năng đi lại, nhảy múa thậm chí là cấm nắm các đồ vật một cách thuần thục như con người. Đó không phải điều đơn giản trong thực tế, vì cơ thể con người là một tổng thể hoàn hảo, với các bộ phận có thể hỗ trợ nhau rất tốt. Ví dụ như việc chúng ta có thể dùng cử động tay và cơ thể để giữ thăng bằng.
Chú robot Chappie có thể đi lại và cử động như người thật.
Việc mô phỏng chính xác được các cử động của con người trên một con robot không phải điều đơn giản. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực rất nhiều để làm được điều này. Nhưng hiện tại, khoa học công nghệ mới chỉ mô phỏng được một phần nào đó những cử động đơn giản như việc đi lại bằng hai chân, cầm nắm đồ vật bằng bàn tay 5 ngón.
Robot Atlas là robot có thể mô phỏng hoàn hảo nhất các cử động của con người hiện nay.
Dự án robot Atlas được xem là robot có khả năng mô phỏng hoàn hảo nhất những cử động của con người hiện nay. Chú robot này cũng có hình dáng moo phỏng của con người và rất giống với Chappie. Nó có khả năng di chuyển tốt trên hai chân, giữ thăng bằng và đi bộ trên các địa hình khác nhau.
Khả năng cử động cánh tay của Atlas cũng là rất tốt, với hơn 28 bậc tự do nó có thể chuyển động giống như cánh tay của người thật. Tuy nhiên khả năng cầm nắm đồ vật, cũng như sự nhuần nhuyễn trong chuyển động tay là chưa thể giống với con người.
Mặc dù vậy, công nghệ khoa học trong tương lai hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này. Không chỉ dừng lại ở đó, các robot trong tương lai sẽ còn có khả năng vượt trội hơn so với con người. Khi mà các robot có khả năng chạy nhanh hơn, xa hơn mà không cần nghỉ, nâng được những trọng lượng lớn hơn nhờ bộ khung làm bằng chất liệu siêu cứng như titan.
Tuy nhiên, cho dù có mô phỏng giống con người đến thế nào đi chăng nữa, chắc chắn sẽ có những cử động mà các robot không thể làm được. Đó là những cử động uyển chuyển của cơ thể khi thực hiện một động tác múa,một động tác đi bóng nghệ thuật … Vì những động tác này đòi hỏi sự mềm mại chứ không phải sự chính xác, trong khi các cử động của robot vẫn phải tuân theo những phương trình vật lý và toán học.
Như vậy robot chỉ có thể mô phỏng khoảng 80% các cử động của con người.
Còn về ngoại hình, các nhà khoa học Nhật Bản đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên khi chế tạo một robot có bề ngoài rất giống với con người. Đó là hai robot Otonaroid và Kodomoroid, chúng có kích thước giống với người thật, với da bằng silicon và cơ nhân tạo. Do đó không có gì ngạc nhiên khi trong tương lai các robot sẽ có ngoại hình giống với con người.
Hai robot dẫn chương trình xinh đẹp như người thật.
Tuy nhiên điều này có lẽ là không cần thiết, vì robot vẫn chỉ là robot và chúng cần được đối xử khác với con người, việc không phân biệt được đâu là robot và đâu là người sẽ dẫn đến nhiều hậu quả rất khó xử. Ví dụ như khi bạn ra đường và bắt gặp một cô nàng xinh đẹp, tuy nhiên sau một hồi làm quen thì phát hiện ra cô nàng thực ra là một robot, đó thực sự là một cái kết không có hậu.
Như vậy robot có thể mô phỏng 100% ngoại hình của con người.
Kiến thức và trí tuệ
Nếu so sánh một chiếc siêu máy tính và một bộ não con người, bạn nghĩ siêu máy tính có khả năng tính toán và lưu trữ dữ liệu cao hơn? Trên thực tế bộ não của chúng ta là một cái gì đó vô cùng phức tạp, bên trong nó có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh và tạo ra 100 nghìn tỷ kết nối thần kinh. Theo ước tính thì khả năng lưu trữ nội dung thông tin của bộ não vào khoảng 10 tỷ tỷ tỷ tỷ bit. Đó là một thực tế đáng ngạc nhiên.
Hình ảnh cho thấy sự phức tạp của các kết nối thần kinh, việc tạo ra một ý thức tổng hợp mô phỏng con người là không đơn giản.
Tuy nhiên đó là những điều bí ẩn của bộ não mà các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu. Trên thực tế, chúng ta rất dễ dàng quên đi kiến thực của một bài học ngày hôm qua, thậm chí không thể nhớ nổi ngày này tuần trước mình đã ăn gì. Khả năng ghi nhớ của chúng ta bị ảnh hưởng bởi rất nhiều thứ xảy ra trong bộ não, còn máy tính thì không. Chúng có thể lấy một dữ liệu lưu trữ cách đây vài chục năm để sử dụng, có thể tìm kiếm công thức toán học một cách nhanh chóng trên mạng internet để giải quyết bài toán.
Chúng ta không thể tính được vài phép tính trong một giây, nhưng máy tính có thể thực hiện hàng trăm hàng triệu phép tính trong khoảng thời gian đó. Mặc dù con người dùng kiến thức và trí tuệ của mình để tạo ra những cỗ máy này, nhưng sẽ có lúc chính những cỗ máy mới là chủ sở hữu của các kiến thức đó.
Như vậy về khả năng lưu trữ kiến thức và tính toán, các máy tính có thể mô phỏng 100% và thậm chí là vượt trội hơn con người.
Nhận thức và học hỏi
Đây là vấn đề gây tranh cãi nhất trong giới khoa học về vấn đề phát triển trí tuệ nhân tạo, liệu AI có khả năng nhận thức như con người hay không và khi chúng có khả năng nhận thức chúng có thể đe dọa tới con người hay không? Trước tiên chúng ta cần hiểu nhận thức là gì, nó không giống như kiến thức hay khả năng tính toán, một chiếc máy tính thông thường có thể lưu trữ các dữ liệu kiến thức khổng lồ và tính toán rất lớn nhưng nó không hề có khả năng nhận thức.
Nhận thức trước tiên là khả năng nhận thức bản thân, như chúng ta nhận thức được mình là ai, mình ở đâu trong xã hội này và mình muốn làm gì. Robot và máy tính không có khả năng đó, chúng chỉ làm việc theo lập trình từ trước. Chú robot Chappie chính là hình mẫu của trí tuệ nhân tạo có sự nhận thức, nó biết mình là sinh vật sống và muốn tồn tại, nó làm mọi việc để có thể tồn tại kể cả việc xấu (một chi tiết trong bộ phim).
Chú robot này có nhận thức được mình là ai?
Như vậy, trí tuệ nhân tạo có khả năng nhận thức hay không, trước tiên do con người có muốn chúng như vậy hay không. Nhà vật lý Stephen Hawkingđã từng phát biểu: "Trí thông minh nhân tạo phát triển đầy đủ sẽ đặt dấu chấm hết cho loài người". Sự phát triển đầy đủ ở đây chính là việc trí tuệ nhân tạo có nhận thức, khi chúng biết chúng không phải là những cỗ máy và muốn sinh tồn, nhân loại sẽ bị đe dọa. Tuy nhiên lại có nhiều ý kiến cho rằng trí tuệ nhân tạo có nhận thức sẽ giúp chúng giải quyết công việc một cách nhanh chóng hơn, bên cạnh đó chúng sẽ biết điều gì đúng, điều gì sai, cái gì nên làm và không nên làm. Do đó vấn đề này vẫn đang gây tranh cãi rất nhiều.
Vậy liệu con người có thể tạo ra trí tuệ nhân tạo có sự nhận thức hay không? Như đã biết bộ não của chúng ta là một tổng hợp các điều bí ẩn, chúng ta có thể biết được vùng não nào đảm nhiệm nhận thức nhưng không thể biết cách thức hoạt động của nó như thế nào. Do đó nếu chỉ sử dụng các dòng code để lập trình, sẽ rất khó để tạo ra trí tuệ nhân tạo có khả năng nhận thức. Mặc dù vậy không phải là hoàn toàn không có khả năng.
Các nhà khoa học đã có thể tạo ra những con robot biết học tập từ con người.
Hiện tại các nhà khoa học đã lập trình được các trí tuệ nhân tạo có khả năng tự học hỏi, như một phần mềm trí tuệ nhân tạo có thể tự tìm cách để chơi qua một màn game, hay mô phỏng sự phát triển của trí tuệ nhân tạo thông qua chọn lọc tự nhiên (nghĩa là chúng có khả năng dậy bảo nhau những điều hữu ích).
Khả năng học hỏi chính là một phần của nhận thức, học hỏi được càng nhiều điều tốt, chúng ta càng có nhận thức tốt và ngược lại. Giống như trong bộ phim Chappie, chú robot của chúng ta được dậy rằng đi cướp là điều xấu và chú biết rằng không được làm điều xấu, do đó chú nhận thực được rằng không được đi cướp ngân hàng. Tuy nhiên đến gần cuối phim, chúng ta thấy được rằng sự nhận thức tốt cũng không thể cản được tình cảm và dục vọng. Giống như việc lý trí không thể thắng được tình cảm.
Như vậy, trí tuệ nhân tạo rất khó để mô phỏng khả năng nhận thức của con người, nhưng hiện nay chúng đã có thể tự học hỏi, đó là khoảng 40%.
Cảm xúc
Điểm khác biệt lớn nhất giữa con người và máy móc đó chính là tình cảm, một thứ trạng thái rất mơ hồ, có tốt có xấu và rất khó để diễn ta, đặc biệt là không thể lập trình bằng thuật toán. Cảm xúc có rất nhiều dạng khác nhau, yêu ghét, vui buồn, tức giận, ghen tị … Bạn có thể chỉ định một cỗ máy phải thích công việc này, nhưng bạn không thể lập trình để nó lựa chọn giữa việc thích hay không thích.
Trong bộ phim chúng ta có thể thấy Chappie có những tình cảm giống như con người, đó là tình yêu đối với những người gẫn gũi nó và căm ghét đối với những người đối xử không tốt với bố mẹ (nuôi) của nó. Tuy nhiên để điều đó có thể diễn ra ngoài thực tế, nó là điều không thể.
Cảm xúc là điều rất đặc biệt mà chúng ta sẽ không thể lập trình hay dạy cho robot.
Thậm chí tại thời điểm hiện tại các nhà khoa học chưa hề đề cập đến việc tạo ra trí tuệ nhân tạo có tình cảm. Mặc dù đã có những dự án nhằm mô phỏng lại bộ não con người, nhưng đó chỉ là mô phỏng trí tuệ, khả năng tư duy và hoàn toàn không liên quan đến vần đề tình cảm. Hơn thế nữa, việc tạo ra một con robot có cảm xúc sẽ gây ra nhiều vấn đề rắc rối mà chúng ta không lường trước được.
Như vậy, việc mô phỏng cảm xúc con người là điều không thể và không cần thiết trong tương lai, do đó khả năng mô phỏng cảm xúc con người của trí tuệ nhân tạo là 0%.
Tạm kết
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng khoa học công nghệ hiện tại đã rất phát triển, chúng ta có thể tạo ra những con robot gần giống như người thật, tạo ra trí tuệ nhân tạo đủ thông minh để giải quyết công việc, thậm chí chúng có thể tự học hỏi và có nhận thức. Những điều trên sẽ khiến robot và trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực của con người và giải quyết rất nhiều công việc khó khăn trong cuộc sống.
Nhà vật lý Stephen Hawking vẫn luôn lo lắng trí tuệ nhân tạo phát triển đầy đủ sẽ đe dọa tới nhân loại.
Trong tương lai không xa, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những con robot giống nhưu Chappie, với hình dáng, mô phỏng cử động giống con người đến 90%. Trí tuệ nhân tạo cũng sẽ có những phát triển để mô phỏng lại trí tuệ con người ở mức 70%. Nhưng có một điều mãi mãi các robot và AI không thể mô phỏng được, đó chính là cảm xúc.
“Chappie” là một bộ phim mới được ra mắt, với chủ đề về robot và trí tuệ nhân tạo (AI). Bộ phim cho chúng ta thấy một góc nhìn mới về trí tuệ nhân tạo trong tương lai, khi mà chúng cũng có nhận thức và cảm xúc như con người.
Bộ phim bắt đầu tại một đất nước ở Nam Phi, vào thời điểm mà một tập đoàn vũ khí chế tạo thành công hàng loạt robot có khả năng thay thế đội ngũ cảnh sát bạo vệ an ninh cho cả đất nước. Mặc dù đội ngũ robot này có khả năng hoạt động như con người, nhưng chúng được lập trình sẵn và chỉ làm theo lệnh của người điều khiển.
Trong số robot đó, có một chú robot tên là Chappie. Chappie khác biệt hoàn toàn so với những con robot khác, vì chú được cài một chương trình trí tuệ nhân tạo. Nhờ có chương trình trí tuệ nhân tạo này, Chappie có khả năng nhận thức, học hỏi thậm chí là có cả cảm xúc yêu ghét như con người. Xét một mặt nào đó, chú robot này chính là một con người và có sự sống. Đó là những gì bộ phim miêu tả về robot và trí tuệ nhân tạo, và là góc nhìn của nhà làm phim.
Còn về khía cạnh khoa học, với công nghệ khoa học hiện tại và cả trong tương lai, các robot và trí tuệ nhân tạo liệu có thể phát triển ngang bằng con người hay không? Chúng ta hãy cùng phân tích dựa trên công nghệ khoa học, để xem robot và AI có thể giống với con người đến bao nhiêu phần trăm.
Chúng ta có thể chế tạo ra những con robot giống con người 100% hay không?
Hình dáng và cử động
Trong bộ phim, chú robot Chappie có khả năng đi lại, nhảy múa thậm chí là cấm nắm các đồ vật một cách thuần thục như con người. Đó không phải điều đơn giản trong thực tế, vì cơ thể con người là một tổng thể hoàn hảo, với các bộ phận có thể hỗ trợ nhau rất tốt. Ví dụ như việc chúng ta có thể dùng cử động tay và cơ thể để giữ thăng bằng.
Chú robot Chappie có thể đi lại và cử động như người thật.
Việc mô phỏng chính xác được các cử động của con người trên một con robot không phải điều đơn giản. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực rất nhiều để làm được điều này. Nhưng hiện tại, khoa học công nghệ mới chỉ mô phỏng được một phần nào đó những cử động đơn giản như việc đi lại bằng hai chân, cầm nắm đồ vật bằng bàn tay 5 ngón.
Robot Atlas là robot có thể mô phỏng hoàn hảo nhất các cử động của con người hiện nay.
Dự án robot Atlas được xem là robot có khả năng mô phỏng hoàn hảo nhất những cử động của con người hiện nay. Chú robot này cũng có hình dáng moo phỏng của con người và rất giống với Chappie. Nó có khả năng di chuyển tốt trên hai chân, giữ thăng bằng và đi bộ trên các địa hình khác nhau.
Khả năng cử động cánh tay của Atlas cũng là rất tốt, với hơn 28 bậc tự do nó có thể chuyển động giống như cánh tay của người thật. Tuy nhiên khả năng cầm nắm đồ vật, cũng như sự nhuần nhuyễn trong chuyển động tay là chưa thể giống với con người.
Mặc dù vậy, công nghệ khoa học trong tương lai hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này. Không chỉ dừng lại ở đó, các robot trong tương lai sẽ còn có khả năng vượt trội hơn so với con người. Khi mà các robot có khả năng chạy nhanh hơn, xa hơn mà không cần nghỉ, nâng được những trọng lượng lớn hơn nhờ bộ khung làm bằng chất liệu siêu cứng như titan.
Tuy nhiên, cho dù có mô phỏng giống con người đến thế nào đi chăng nữa, chắc chắn sẽ có những cử động mà các robot không thể làm được. Đó là những cử động uyển chuyển của cơ thể khi thực hiện một động tác múa,một động tác đi bóng nghệ thuật … Vì những động tác này đòi hỏi sự mềm mại chứ không phải sự chính xác, trong khi các cử động của robot vẫn phải tuân theo những phương trình vật lý và toán học.
Như vậy robot chỉ có thể mô phỏng khoảng 80% các cử động của con người.
Còn về ngoại hình, các nhà khoa học Nhật Bản đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên khi chế tạo một robot có bề ngoài rất giống với con người. Đó là hai robot Otonaroid và Kodomoroid, chúng có kích thước giống với người thật, với da bằng silicon và cơ nhân tạo. Do đó không có gì ngạc nhiên khi trong tương lai các robot sẽ có ngoại hình giống với con người.
Hai robot dẫn chương trình xinh đẹp như người thật.
Tuy nhiên điều này có lẽ là không cần thiết, vì robot vẫn chỉ là robot và chúng cần được đối xử khác với con người, việc không phân biệt được đâu là robot và đâu là người sẽ dẫn đến nhiều hậu quả rất khó xử. Ví dụ như khi bạn ra đường và bắt gặp một cô nàng xinh đẹp, tuy nhiên sau một hồi làm quen thì phát hiện ra cô nàng thực ra là một robot, đó thực sự là một cái kết không có hậu.
Như vậy robot có thể mô phỏng 100% ngoại hình của con người.
Kiến thức và trí tuệ
Nếu so sánh một chiếc siêu máy tính và một bộ não con người, bạn nghĩ siêu máy tính có khả năng tính toán và lưu trữ dữ liệu cao hơn? Trên thực tế bộ não của chúng ta là một cái gì đó vô cùng phức tạp, bên trong nó có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh và tạo ra 100 nghìn tỷ kết nối thần kinh. Theo ước tính thì khả năng lưu trữ nội dung thông tin của bộ não vào khoảng 10 tỷ tỷ tỷ tỷ bit. Đó là một thực tế đáng ngạc nhiên.
Hình ảnh cho thấy sự phức tạp của các kết nối thần kinh, việc tạo ra một ý thức tổng hợp mô phỏng con người là không đơn giản.
Tuy nhiên đó là những điều bí ẩn của bộ não mà các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu. Trên thực tế, chúng ta rất dễ dàng quên đi kiến thực của một bài học ngày hôm qua, thậm chí không thể nhớ nổi ngày này tuần trước mình đã ăn gì. Khả năng ghi nhớ của chúng ta bị ảnh hưởng bởi rất nhiều thứ xảy ra trong bộ não, còn máy tính thì không. Chúng có thể lấy một dữ liệu lưu trữ cách đây vài chục năm để sử dụng, có thể tìm kiếm công thức toán học một cách nhanh chóng trên mạng internet để giải quyết bài toán.
Chúng ta không thể tính được vài phép tính trong một giây, nhưng máy tính có thể thực hiện hàng trăm hàng triệu phép tính trong khoảng thời gian đó. Mặc dù con người dùng kiến thức và trí tuệ của mình để tạo ra những cỗ máy này, nhưng sẽ có lúc chính những cỗ máy mới là chủ sở hữu của các kiến thức đó.
Như vậy về khả năng lưu trữ kiến thức và tính toán, các máy tính có thể mô phỏng 100% và thậm chí là vượt trội hơn con người.
Nhận thức và học hỏi
Đây là vấn đề gây tranh cãi nhất trong giới khoa học về vấn đề phát triển trí tuệ nhân tạo, liệu AI có khả năng nhận thức như con người hay không và khi chúng có khả năng nhận thức chúng có thể đe dọa tới con người hay không? Trước tiên chúng ta cần hiểu nhận thức là gì, nó không giống như kiến thức hay khả năng tính toán, một chiếc máy tính thông thường có thể lưu trữ các dữ liệu kiến thức khổng lồ và tính toán rất lớn nhưng nó không hề có khả năng nhận thức.
Nhận thức trước tiên là khả năng nhận thức bản thân, như chúng ta nhận thức được mình là ai, mình ở đâu trong xã hội này và mình muốn làm gì. Robot và máy tính không có khả năng đó, chúng chỉ làm việc theo lập trình từ trước. Chú robot Chappie chính là hình mẫu của trí tuệ nhân tạo có sự nhận thức, nó biết mình là sinh vật sống và muốn tồn tại, nó làm mọi việc để có thể tồn tại kể cả việc xấu (một chi tiết trong bộ phim).
Chú robot này có nhận thức được mình là ai?
Như vậy, trí tuệ nhân tạo có khả năng nhận thức hay không, trước tiên do con người có muốn chúng như vậy hay không. Nhà vật lý Stephen Hawkingđã từng phát biểu: "Trí thông minh nhân tạo phát triển đầy đủ sẽ đặt dấu chấm hết cho loài người". Sự phát triển đầy đủ ở đây chính là việc trí tuệ nhân tạo có nhận thức, khi chúng biết chúng không phải là những cỗ máy và muốn sinh tồn, nhân loại sẽ bị đe dọa. Tuy nhiên lại có nhiều ý kiến cho rằng trí tuệ nhân tạo có nhận thức sẽ giúp chúng giải quyết công việc một cách nhanh chóng hơn, bên cạnh đó chúng sẽ biết điều gì đúng, điều gì sai, cái gì nên làm và không nên làm. Do đó vấn đề này vẫn đang gây tranh cãi rất nhiều.
Vậy liệu con người có thể tạo ra trí tuệ nhân tạo có sự nhận thức hay không? Như đã biết bộ não của chúng ta là một tổng hợp các điều bí ẩn, chúng ta có thể biết được vùng não nào đảm nhiệm nhận thức nhưng không thể biết cách thức hoạt động của nó như thế nào. Do đó nếu chỉ sử dụng các dòng code để lập trình, sẽ rất khó để tạo ra trí tuệ nhân tạo có khả năng nhận thức. Mặc dù vậy không phải là hoàn toàn không có khả năng.
Các nhà khoa học đã có thể tạo ra những con robot biết học tập từ con người.
Hiện tại các nhà khoa học đã lập trình được các trí tuệ nhân tạo có khả năng tự học hỏi, như một phần mềm trí tuệ nhân tạo có thể tự tìm cách để chơi qua một màn game, hay mô phỏng sự phát triển của trí tuệ nhân tạo thông qua chọn lọc tự nhiên (nghĩa là chúng có khả năng dậy bảo nhau những điều hữu ích).
Khả năng học hỏi chính là một phần của nhận thức, học hỏi được càng nhiều điều tốt, chúng ta càng có nhận thức tốt và ngược lại. Giống như trong bộ phim Chappie, chú robot của chúng ta được dậy rằng đi cướp là điều xấu và chú biết rằng không được làm điều xấu, do đó chú nhận thực được rằng không được đi cướp ngân hàng. Tuy nhiên đến gần cuối phim, chúng ta thấy được rằng sự nhận thức tốt cũng không thể cản được tình cảm và dục vọng. Giống như việc lý trí không thể thắng được tình cảm.
Như vậy, trí tuệ nhân tạo rất khó để mô phỏng khả năng nhận thức của con người, nhưng hiện nay chúng đã có thể tự học hỏi, đó là khoảng 40%.
Cảm xúc
Điểm khác biệt lớn nhất giữa con người và máy móc đó chính là tình cảm, một thứ trạng thái rất mơ hồ, có tốt có xấu và rất khó để diễn ta, đặc biệt là không thể lập trình bằng thuật toán. Cảm xúc có rất nhiều dạng khác nhau, yêu ghét, vui buồn, tức giận, ghen tị … Bạn có thể chỉ định một cỗ máy phải thích công việc này, nhưng bạn không thể lập trình để nó lựa chọn giữa việc thích hay không thích.
Trong bộ phim chúng ta có thể thấy Chappie có những tình cảm giống như con người, đó là tình yêu đối với những người gẫn gũi nó và căm ghét đối với những người đối xử không tốt với bố mẹ (nuôi) của nó. Tuy nhiên để điều đó có thể diễn ra ngoài thực tế, nó là điều không thể.
Cảm xúc là điều rất đặc biệt mà chúng ta sẽ không thể lập trình hay dạy cho robot.
Thậm chí tại thời điểm hiện tại các nhà khoa học chưa hề đề cập đến việc tạo ra trí tuệ nhân tạo có tình cảm. Mặc dù đã có những dự án nhằm mô phỏng lại bộ não con người, nhưng đó chỉ là mô phỏng trí tuệ, khả năng tư duy và hoàn toàn không liên quan đến vần đề tình cảm. Hơn thế nữa, việc tạo ra một con robot có cảm xúc sẽ gây ra nhiều vấn đề rắc rối mà chúng ta không lường trước được.
Như vậy, việc mô phỏng cảm xúc con người là điều không thể và không cần thiết trong tương lai, do đó khả năng mô phỏng cảm xúc con người của trí tuệ nhân tạo là 0%.
Tạm kết
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng khoa học công nghệ hiện tại đã rất phát triển, chúng ta có thể tạo ra những con robot gần giống như người thật, tạo ra trí tuệ nhân tạo đủ thông minh để giải quyết công việc, thậm chí chúng có thể tự học hỏi và có nhận thức. Những điều trên sẽ khiến robot và trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực của con người và giải quyết rất nhiều công việc khó khăn trong cuộc sống.
Nhà vật lý Stephen Hawking vẫn luôn lo lắng trí tuệ nhân tạo phát triển đầy đủ sẽ đe dọa tới nhân loại.
Trong tương lai không xa, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những con robot giống nhưu Chappie, với hình dáng, mô phỏng cử động giống con người đến 90%. Trí tuệ nhân tạo cũng sẽ có những phát triển để mô phỏng lại trí tuệ con người ở mức 70%. Nhưng có một điều mãi mãi các robot và AI không thể mô phỏng được, đó chính là cảm xúc.
No comments:
Post a Comment