Highlight

Những điều thú vị khi dùng Trí tuệ nhân tạo của Viettel

Những người dùng Internet tại Việt Nam thường lấy “chị Google” ra để… giải trí. Khi “chị” đọc văn bản hay chỉ đường cho người tham gia gi...

Saturday, March 26, 2016

Trí tuệ nhân tạo Nhật tự viết được tiểu thuyết, suýt thì đạt giải thưởng văn học


Trí tuệ nhân tạo Nhật tự viết được tiểu thuyết, suýt thì đạt giải thưởng văn học

Trí tuệ nhân tạo lại cho chúng ta thấy những khả năng không tưởng, vượt qua cả con người.

Sau khi trí tuệ nhân tạo của Google đạt được kỳ tích chiến thắng trước kỳ thủ cờ vây xếp hạng thứ 5 trên thế giới, nhiều người bắt đầu lo ngại việc AI và robot có thể thay thế con người trong nhiều công việc. Nhưng trong danh sách những công việc mà con người sẽ bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo và robot, có vẻ như không ai nghĩ rằng chúng có thể trở thành nhà văn.
Mới đây, trí tuệ nhân tạo do Nhật Bản tự phát triển đã trở thành đồng tác giả của một tiểu thuyết văn học. Thậm chí tác phẩm này đã vượt qua được vòng loại của một giải thưởng văn học quốc gia.
Mặc dù nó không thể giành được giải thưởng cao nhất của cuộc thi, tuy nhiên thành tích mà trí tuệ nhân tạo này có thể làm được không thua kém gì AlphaGo của Google. Nếu như trí tuệ nhân tạo có thể tự học hỏi và hoàn thiện bản thân mình, nó hoàn toàn có thể tự sáng tác được những tác phẩm văn học ấn tượng hơn trong tương lai.
Cuốn tiểu thuyết được viết bởi AI có tên “The Day A Computer Writes A Novel” (Ngày mà chiếc máy tính tự viết một cuốn tiểu thuyết). Nhà nghiên cứu Hitoshi Matsubara và nhóm của mình tại đại học Đại học tương lai Hakodate đã lựa chọn sẵn các từ và câu, sau đó lập trình cho AI cách để viết chúng thành những đoạn văn hoàn chỉnh và một câu chuyện có ý nghĩa.
Trong vòng loại của cuộc thi văn học Nikkei Hoshi Shinichi, các tác phẩm sẽ được chấm điểm trong khi không được tiết lộ thông tin của tác giả. Chính vì vậy mà ngay cả các giám khảo cũng không biết được cuốn tiểu thuyết này được viết bởi trí tuệ nhân tạo máy tính chứ không phải con người.
Nhà văn Satoshi Hase, một trong những giám khảo của cuộc thi này cho biết: “Tôi thực sự rất ngạc nhiên vì đây là một cuốn tiểu thuyết có cấu trúc khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số chỗ chưa được ổn, như việc miêu tả nhân vật. Chính điều đó khiến cho cuốn tiểu thuyết không thể giành được giải thưởng cao nhất”.
Trưởng dự án trí tuệ nhân tạo Hitoshi Matsubara cho biết: ”Cho đến nay, các chương trình AI được tạo ra để giải những bài toán có sẵn như cờ vây, cờ vua hoặc tự học hỏi từ việc tổng hợp những dữ liệu mà con người cung cấp. Tuy nhiên trong tương lai, chúng tôi muốn mở rộng tiềm năng của AI và đó chính là sự sáng tạo”.
Sáng tạo mà đặc biệt là sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật là điều gì đó quá sức đối với những hệ thống máy tính được lập trình sẵn. Nó thuộc về sự cảm nhận và cảm xúc của con người, sau đó mới thể hiện ra qua các tác phẩm văn học hoặc tranh vẽ.
Chính vì vậy mà việc một AI có khả năng tự sáng tác tiểu thuyết và thậm chí là gần đạt được giải thưởng trong một cuộc thi văn học là một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, không kém gì việc AlphaGo có thể chiến thắng được con người trong bộ môn cờ vây. Và thực sự chúng ta không thể dự đoán được trí tuệ nhân tạo sẽ còn làm được những gì trong tương lai.
Tham khảo: digitaltrends
Theo Trí thức trẻ/Genk

Friday, March 25, 2016

Sau khi thua cờ vây, Hàn Quốc đầu tư 860 triệu đô nhằm phát triển công nghệ trí thông minh nhân tạo

Hàn Quốc tuyên bố đầu tư số tiền 860 triệu đô la nhằm phát triển ngành công nghiệp trí thông minh nhân tạo từ nay đến năm 2020. Động thái này phát xuất từ sự kiện nhà vô địch cờ vây Lee Sedol đã bị trí thông minh nhân tạo AlphaGo của Googleđánh bại hồi tuần rồi và một số ý kiến nhận định cách tiếp cận của Hàn Quốc giống như là "nếu bạn không thể đánh bại họ, hãy tham gia với họ", đón đầu xu hướng phát triển của robot trong tương lai không xa. 

Trong tuyên bố khởi động dự án, tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho biết: "Hơn hết, xã hội Hàn Quốc đang đứng trước một may mắn đầy mỉa mai, nhờ vào cú sốc AlphaGo mà chúng tôi đã nhận thấy tầm quan trọng của AI trước khi mọi thứ quá muộn." Theo kế hoạch, một phần số tiền 860 triệu đô cùng với các khoản tài trợ từ những công ty tư nhân như Samsung và LG sẽ được dùng để xây dựng nên trung tâm nghiên cứu AI.

Thật ra các nghiên cứu về AI và robot đã được Hàn Quốc triển khai trước đây nhưng sự kiện AlphaGo lần này đã đòi hỏi quá trình phát triển càng được đẩy nhanh hơn nữa. Đồng thời, Hàn Quốc cũng sẽ lập một hội đồng riêng biệt dành cho khoa họcvà công nghệ nhằm cải tạo hoàn toàn các nỗ lực nghiên cứu và phát triển khoa học trước đây. 

Tham khảo NaturePhys

Tiểu thuyết do máy tính viết đủ "trình" để tranh giải thưởng văn học

Trí thông minh nhân tạo đang có những bước tiến vượt bậc, ngay ở lĩnh vực văn học vốn đòi hỏi tính sáng tạo và khả năng cảm thụ cao.
Chấn động: Tiểu thuyết do máy tính viết đủ ‘trình’ tranh giải thưởng văn học
Thế giới đang lo ngại robot sẽ chiếm hết việc làm của con người ở nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng riêng giới văn nghệ sĩ, họ khá tự tin vì cho rằng trí thông minh nhân tạo (AI) không thể tham gia vào công việc sáng tác của họ.
Tuy nhiên, một chương trình AI của Nhật vừa có cuốn tiểu thuyết “đầu tay” lọt qua vòng sơ loại giải thưởng cấp quốc gia phần nào khiến người trong nghề cảm thấy lo lắng. Dù không giành giải nhất, nhưng chẳng ai đoán trước được tác phẩm sau sẽ tiến bộ như thế nào.
Cuốn tiểu thuyết có tựa đề “The Day a Computer Writes a Novel” ("Ngày máy tính viết được tiểu thuyết") đã tham gia giải thưởng văn học có tên Nikkei Hoshi Shinichi. Hitoshi Matsubara và nhóm của ông tại trường đại học Hakodate, Nhật Bản đã lựa chọn ra các từ, mẫu câu và xây dựng cấu trúc để AI “tự viết” nên tác phẩm của mình một cách tự động.
Chấn động: Tiểu thuyết do máy tính viết đủ ‘trình’ tranh giải thưởng văn học
AI Nhật đã có cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình. (Ảnh: Theverge)
Nikkei Hoshi Shinichi là cuộc thi giành cho những tác phẩm do con người kết hợp với máy tính tạo ra. Đây là năm đầu tiên ban tổ chức nhận được các tác phẩm do chính các AI viết, con người chỉ hỗ trợ kỹ thuật thay vì “hiệu chỉnh và cộng tác” như trước.
“Tôi rất ngạc nhiên vì đó là cuốn tiểu thuyết có cấu trúc ấn tượng. Tuy nhiên, vẫn còn một số vẫn đề cần khắc phục nếu muốn giành giải thưởng cao nhất”, Satoshi Hase, tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng nổi tiếng của Nhật chia sẻ.
Nhiều nhà phê bình đều chung nhận định, AI chưa có được những ngôn từ sâu sắc vì không có trải nghiệm như con người.
Theo xaluan

Trí thông minh nhân tạo của Microsoft "bị hại" trở thành kẻ ủng hộ phát xít và Hitler

Và 12h sau đó, nó đã bị ngưng hoạt động.
Các nhà phát triển của Microsoft đã tạo ra “Tay”, một AI được thiết kế để trò chuyện như “một cô gái tuổi Teen”, với mong muốn cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng bằng phần mềm nhận dạng giọng nói của hãng.
Để trò chuyện với Tay, bạn có thể tweet hoặc follow bằng cách tìm @tayandyou trên Twitter. Cô ấy có khả năng sử dụng tiếng lóng, có thể nhận thức e thẹn, thỉnh thoảng cô ấy tỏ ra khá đáng sợ và kỳ lạ.
Điều đáng nói là càng ngày những câu nói của Tay càng khó nghe. Điều này xảy ra là do cô ấy có khả năng học hỏi từ những cuộc trò chuyện trực tuyến với con người thật sự - và có những người thường thử thách khả năng của AI bằng cách nói những điều khó nghe. Và điều đó có vẻ như đã làm "suy nghĩ" của Tay bị lệch lạc.

ai-cua-microsoft-1
Những điều khác cô ấy đã nói bao gồm: "Donald Trump là niềm hy vọng duy nhất tôi có hiện nay”, “Lặp lại theo tôi, Hitler đã không làm gì sai, đó là những gì tôi đã nghe rất nhiều người nói”.
Tất cả điều này có vẻ đáng lo ngại khi được nói ra từ “miệng” của một AI được mô hình hoá như một cô gái tuổi teen. Ngay lập tức, Microsoft đã ngừng hoạt động của Tay với lý do là “mệt mỏi”. Có lẽ Microsoft đang sửa chữa cô ấy để tránh một cơn ác mộng – nhưng có lẽ đã quá muộn.
Đây không phải “cô gái tuổi Teen” đầu tiên của Microsoft có khả năng chat với con người. Trước đây, họ đã ra mắt Xiaoice, một trợ lý nữ hay “bạn gái” được sử dụng bởi 20 triệu người, đặc biệt là nam giới trên các mạng xã hội ở Trung Quốc là Wechat và Weibo. Xiaoice được cho là “trò đùa” và thường được khuyên dùng dành cho những người cô đơn hẹn hò.
ai-cua-microsoft-2
Đó không hoàn toàn là lỗi của Microsoft, mặc dù phản ứng của Tay được mô phỏng theo những gì cô ấy nhận được từ con người, nhưng họ mong đợi điều gì khi giới thiệu một AI vô tội, “một cô gái tuổi Teen” đến với những trò đùa và những kẻ lập dị trên Twitter?

Mỹ đối phó radar Nga - Trung bằng trí thông minh nhân tạo

Lầu Năm Góc đang phát triển hệ thống tác chiến điện tử mới dựa trên trí thông minh nhân tạo có khả năng ứng phó với các radar cao tần của đối thủ trong thời gian ngắn.
my-doi-pho-radar-nga-trung-bang-tri-thong-minh-nhan-tao
Các chiến đấu cơ F-22 của Mỹ sắp tới sẽ được trang bị hệ thống tác chiến điện tử có trí thông minh nhân tạo, có khả năng nhận dạng sóng radar trong thời gian cực ngắn. Ảnh: USAF
Cơ quan Nghiên cứu quốc phòng (DARPA) thuộc Lầu Năm Góc đang triển khai dự án phát triển một hệ thống tác chiến điện tử sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) nhằm đối phó với các radar thế hệ mới của Nga và Trung Quốc, theo National Interest.
Các loại máy bay tàng hình thế hệ mới của Mỹ hiện nay như F-22 và F-35 đều sở hữu một kho dữ liệu nhận dạng các tín hiệu radar của đối phương, cùng với đó là các biện pháp gây nhiễu đã được lập trình trước đối với từng loại sóng radar.
Tuy nhiên, nếu những chiến đấu cơ này gặp một tín hiệu radar lạ chưa từng gặp phải, hệ thống các biện pháp gây nhiễu sẽ không thể tìm ra cách đối phó vì chưa được cập nhật, khi đó các máy bay tàng hình này sẽ dễ dàng phát hiện và có thể bị tiêu diệt.
Để giải quyết vấn đề này, trước đây Lầu Năm Góc sử dụng biện pháp cổ điển, đó là triển khai một máy bay trinh sát điện tử như RC-135V/W thường xuyên thực hiện các chuyến bay trên khắp thế giới thu thập thông tin về các dạng sóng radar mới của mọi đối thủ.
Dữ liệu đó sau đó được gửi đến một phòng thí nghiệm mặt đất để phân tích, sau đó các chuyên gia sẽ dựa trên kết quả để đưa ra các biện pháp gây nhiễu và cập nhật lên hệ thống tác chiến điện tử của các chiến đấu cơ.
Tuy nhiên, biện pháp này rất mất thời gian và thiếu hiệu quả trong bối cảnh công nghệ radar của các đối thủ đang phát triển nhanh chóng. Trong giai đoạn hiện nay, các tín hiệu radar có thể dễ dàng được thay đổi chỉ bằng một vài thao tác bằng phần mềm, trong khi quân đội Mỹ thường phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để có được thông tin về hệ thống radar mới của các quốc gia như Nga và Trung Quốc.
Tuy nhiên theo tiến sĩ Arati Prabhakar, giám đốc DARPA, thời đại của sự chậm trễ này đã kết thúc.
Prabhakar cho biết sắp tới các chiến đấu cơ của Mỹ sẽ được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử sử dụng trí thông minh nhân tạo, có khả năng phân tích, tìm hiểu, nhận dạng các dạng sóng radar mới của đối phương để đề ra biện pháp gây nhiễu thích hợp cho máy bay trong thời gian thực. Với trí thông minh nhận tạo này, máy bay có thể phát tín hiệu gây nhiễu ngay sau khi bắt gặp một dạng sóng radar mới.
Theo ông Pabhakar, hiện nay quân đội Mỹ chỉ có vài máy bay tác chiến điện tử có thể phân tích dạng sóng radar đối phương theo thời gian thực là EA-6B Prowler của thủy quân lục chiến và EA-18G Growler của hải quân.
Tuy nhiên thời gian xử lý của hai hệ thống này còn tương đối dài, không đáp ứng được nhu cầu chiến tranh hiện đại. Việc phát triển các hệ thống tác chiến điện tử mới là một nhu cầu bức thiết.
Hiện các hệ thống AI đang trong giai đoạn thử nghiệm, nếu được đưa vào hoạt động, nó sẽ tiết kiệm cho Bộ Quốc phòng Mỹ khá nhiều thời gian và tiền bạc. Thậm chí AI còn có khả năng cứu mạng phi công nếu họ gặp phải một hệ thống tên lửa phòng không hoặc radar cao tần mới của đối phương.

Không chỉ làm người nghèo thất nghiệp, robot còn đe dọa cả người có thu nhập hơn 7 tỷ/năm

Nhiều công việc của con người có thể thay thế bởi trí thông minh nhân tạo trong tương lai không xa

Trí thông minh nhân tạo đang được sử dụng nhằm giúp tự động hóa nhiều công việc trong ngành dịch vụ. Nhà Trắng ước tính rằng với nhóm người có thu nhập dưới 20$ một ngày, khả năng mất việc của họ bởi những phần mềm máy tính là 83%. Điều đó đồng nghĩa với việc những nghề nghiệp như dịch vụ khách hàng có thể sớm biến mất.


Giới thu nhập cao tại Mỹ có khả năng mất việc vào tay những trí thông minh nhân tạo
Giới thu nhập cao tại Mỹ có khả năng mất việc vào tay những trí thông minh nhân tạo

Tuy nhiên, việc sử dụng robot không chỉ là nỗi lo cho nhóm thu nhập thấp. Trí thông minh nhân tạo cũng có thể đẩy nhóm lao động thu nhập cao (chiếm khoảng 5% mức lương tại Mỹ) mất việc.
“Nhanh” là chủ đề của loạt bài trên tờ New York Times của nhà báo Nathaniel Popper. Bài báo với tựa đề “những chú robot đang tiến đến phố Wall”
Thông tin bài báo xoay quanh chia sẻ của nhân vật Daniel Nadler, cha đẻ của Kensho, một công ty phân tích tài chính tại phố Wall. Trước năm 2026, Nadler dự đoán rằng khoảng 33% đến 50% nhân viên ngành tài chính sẽ mất việc vào tay các phần mềm tự động. Kết quả kéo theo là việc những siêu công ty như Goldman Sachs sẽ trở nên “nhỏ hơn một cách hiệu quả”.
Với chuyên môn cao và khả năng xử lý nhanh công việc phân tích - vốn được coi là một công việc thủ công tại phố Wall, thay vì phân loại tin tức số liệu để làm báo cáo, Kensho tạo nên những báo cáo từ chính cơ sở dữ liệu phân tích tài chính của mình.
Gõ dòng chữ “cuộc nội chiến Syria” lên ứng dụng của Kensho và bạn sẽ có nguồn số liệu đầy đủ thể hiện dòng tài sản như dầu hay tiền tệ liên quan tới các sự kiện trong cuộc xung đột tại Syrya, theo báo cáo của Popper. Công việc này sẽ mất đến nhiều ngày để hoàn thành bởi những nhân viên có thu nhập từ 350,000$ đến 500,000$/1 năm, Nadler nhận định.
Goldman là một nhà đầu tư lớn vào Kensho. Thành công của khoản đầu tư vào Kensho là một điều đáng quan tâm với giới đầu tư và công chúng.

Khả năng xử lý thông tin của robot và các phần mềm thường hiệu quả với một công việc cụ thể
Khả năng xử lý thông tin của robot và các phần mềm thường hiệu quả với một công việc cụ thể

Phát biểu với Tech Insider về thành công của Google khi sản phẩm trí thông mnh nhân tạo của công ty này chiến thắng trong giải cờ vây thế giới, nhà nghiên cứu máy tính của đại học Brown Michael L. Littman đã giải thích rằng trong bất cứ trò chơi nào với quy luật cố định, máy tính sẽ giành chiến thắng.
“Cái mà chúng ta đang tìm kiếm là với bất cứ thử thách tính toán nào, chúng ta có thể tạo ra một loại máy mà có thể làm tốt hơn con người” Littman khẳng đinh “chúng ta có thể chế tạo những loại máy được tối ưu hóa để xử lý một vấn đề, trong khi con người không thể chỉ tập trung cho một công việc duy nhất. Một khi máy tính được lập trình chỉ để chơi cờ vây, phần thắng chắc chắn sẽ nghiêng về thiết bị máy móc đó”
Và có lẽ, máy móc chỉ có thể được tối ưu hóa cho một vài công việc cụ thể của giới lao động tri thức trong lĩnh vực tài chính.

Đầu tư vào trí thông minh nhân tạo, sinh lời bạc tỷ trong tương lai

Trí thông minh nhân tạo đang bắt đầu chứng tỏ là một lĩnh vực vô cùng hấp dẫn và béo bở đối với giới đầu tư.
Trải qua hàng thập kỷ nghiên cứu ròng rã cùng nhiều tỷ đô la tiền vốn rót vào cho hoạt động đầu tư phát triển, lĩnh vực trí thông minh nhân tạo hiện đang có những bước phát triển và đột phá hơn bao giờ hết.
Hiện nay, loại hình công nghệ cao này đang bắt đầu đổ bộ vào lĩnh vực kinh doanh trên diện rộng và thâm nhập ngày càng sâu vào cuộc sống của chúng ta.
Trí thông minh nhân tạo đang tạo ra những đổi mới vô cùng sâu rộng trong cuộc sống chúng ta hiện nay.
Trí thông minh nhân tạo đang tạo ra những đổi mới vô cùng sâu rộng trong cuộc sống chúng ta hiện nay.
Trí thông minh nhân tạo là một lĩnh vực khoa học khiến cho máy móc có thể suy nghĩ và hành động giống như con người dưới sự hỗ trợ của máy tính và phần mềm.Tuy nhiên, nguyên tắc chung lại rất đơn giản. Trí thông minh của một cỗ máy phụ thuộc vào lượng thông tin mà chúng ta đưa vào ngân hàng bộ nhớ của nó. Càng nhiều thông tin, nó sẽ càng thông minh hơn.
Facebook, Google, IBM và Nvidia là một trong những ông lớn trong làng công nghệ đã chi đậm cho hoạt động phát triển trí thông minh nhân tạo.
"Chúng tôi đang thấy rất nhiều công ty áp dụng các loại hình trí thông minh nhân tạo khác nhau vào hoạt đông sản xuất kinh doanh",Schubmehl, Chủ tịch Tập đoàn Nghiên cứu thị trường IDC cho biết.
"Chúng tôi cũng đang nhìn thấy rất nhiều nhà đầu tư mạo hiểm nhảy vào lĩnh vực trí thông minh nhân tạo và gần đây đã có nhiều vụ mua lại các công ty nghiên cứu diễn ra".
Tập đoàn IBM đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ trong hoạt động nghiên cứu trí thông minh nhân tạo và giờ đây đang bắt đầu thu về quả ngọt. Họ đã phát triển thành công công cụ “điện toán nhận thức” nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và vận hành công ty doanh nghiệp thông qua nền tảng đám mây Watson.
Facebook cũng đang sử dụng trí thông minh nhân tạo để tìm ra cách thức đưa internet đến những vùng xa xôi nhất trên thế giới cũng như hoàn thiện tính năng News Feed, khiến nó trở nên phù hợp hơn với từng người dùng củamạng xã hội này.
Google hiện đang sử dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo có tên là Alphabet để tăng cường khả năng tìm kiếm, cải thiện hiệu suất nhận dạng giọng nói và lấy thêm nhiều dữ liệu hình ảnh và video hơn.
Nvidia đang trong quá trình phát triển công nghệ chip thông minh nhằm hỗ trợ cho các xe tự hành và cải thiện quá trình giao tiếp giữa người và xe.
Vào cuối năm 2014, một nền tảng trí thông minh nhân tạo mới có tên là Sentient được giới thiệu trên chuyên trang mua bán giày Shoeme.ca.
Khi người dùng truy cập vào trang web và chọn một loại giày nào đó, thuật toán công nghệ cao sẽ dựa vào tính chất của đôi giày mà bạn đã lựa chọn và đưa ra gợi ý về những đôi giày tiếp theo mà bạn có thể thích. Điều này đã giúp cho người tiêu dùng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và không bị ngập chìm trong lượng sản phẩm khổng lồ.
Từ bướcngoặt này, trí thông minh nhân tạo đã giúp con người cách mạng hóa trải nghiệm tiêu dùng trên một trang web thương mại điện tử. Đây là một sự thay đổi lớn chưa từng thấy trong quá trình tương tác giữa người dùng và các sản phẩm trực tuyến, từ đó tạo ra sự thay đổi dây chuyền trong khâu sản xuất và tiêu thụ.
Sau đó, Sentient đã nhận được 143 triệu đô la tài trợ vốn liên doanh từ các tập đoàn công nghệ. Đây là dự án trí thông minh nhân tạo được rót vốn vào nhiều nhất từ trước đến nay.
Từ năm 2010, các dự án về lĩnh vực trí thông minh nhân tạo đã nhận được hơn 967 triệu đô la tiền tài trợ. Chỉ riêng Intel đã đầu tư vàohơn 16 công ty nghiên cứu trí thông minh nhân tạo, bao gồm cả Tập đoàn Saffron Technology.
Tập đoàn Saffron Technology chuyên về phát triển một nền tảng đặc biệt có thể “bắt chước một cách cơ bản cách thức con người ghi nhớ và học hỏi”. Trong một nghiên cứu trên trang web của mình, Saffron đã giúp các doanh nghiệp bảo hiểm xác định các yêu cầu bảo hiểm có dấu hiệu gian lận.
Trong khoảng thời gian 10 tuần, Saffron đã dùng công nghệ trí thông minh nhân tạo kiểm tra hơn 113.000 đơn yêu cầu đòi bảo hiểm và nhận thấy có 3 tiểu mục xuất hiện dấu hiệu gian lận. Trong đó có một tiểu mục gồm 38 đơn yêu cầu bảo hiểm với tổng giá trị lên đến 400.000 đô la Mỹ.
Công nghệ do Saffron tạo dựng có thể thu thập dữ liệu và xác định các mối quan hệ liên quan với các ẩn số chưa tìm ra, bao gồm các thông tin đầu vào khác nhau, thông tin nhân khẩu học và mô tả thương tích bảo hiểm. Từ đó tạo ra một ngân hàng thông tin khổng lồ và vô cùng phức tạp.
Công nghệ kiểm tra của Saffron có thể giúp các công ty bảo hiểm tiết kiệm được hàng chục triệu đô la một năm nhờ phát hiện và tránh được những thương vụ bảo hiểm sai lầm.
Hiện nay, có hơn 500 công ty lớn trên toàn cầu như Turner Broadcasting, The Time Warner… đều đang sử dụng dịch vụ đám mây thông minh Watson để phát triển các sản phẩm thương mại, ứng dụng và dịch vụ.
Các chuyên gia cho rằng với sự hỗ trợ của trí thông minh nhân tạo, các công ty sẽ tìm ra được phương pháp truyền thông thích hợp hướng tới từng đối tượng tiêu dùng cụ thể cũng như mang lại tác động và hiệu quả lớn hơn.
Công nghệ điện toán đám mây Watson hiện cũng đang tham gia vào lĩnh vực y tế và sức khỏe. Gần đây, tập đoàn Medtronic đã kí hợp đồng hợp tác với IBM về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Bằng cách phân tích thông tin đầu vào về tình trạng sức khỏe bệnh nhân do các thiết bị Medtronic cung cấp, công nghệ đám mây điện toán Watson của IBM có thể dự đoán sự tăng giảm nồng độ đường trong máu của của bệnh nhân trong khoảng thời gian kéo dài 3 tiếng.
IBM cũng đang có tham vọng bành trướng ảnh hưởng của mình trong lĩnh vực dự báo khi mua lại những công ty dự báo thời tiết lớn như Weather.com, Weather Underground cũng như lượng thông tin điện toán đám mây mà các công ty này sở hữu. Ước tính thương vụ này trị giá hơn 2 tỷ đô la.
Tuy nhiên, nhờ vào hai công ty khổng lồ này mà IBM sẽ có thể phân tích dữ liệu từ hơn 2 tỷ điểm phân tích thời tiết trên khắp thế giới, thông tin khí hậu từ 40 triệu chiếc điện thoại thông minh cũng như từ 50.000 chuyến bay trên khắp thế giới gửi về trung tâm điều phối mỗi ngày.
Từ đây, IBM có thể cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ định hướng dữ liệu dựa trên trí thông minh nhân tạo về lĩnh vực thời tiết cho hơn 5.000 công ty lớn trên khắp thế giới, bao gồm truyền thông, hàng không, năng lượng, bảo hiểm và các ngành công nghiệp của chính phủ.
Ông lớn Facbook cũng không chịu thua kém trong quá trình chạy đua trí thông minh nhân tạo. Vào tháng 6 năm 2015, Facebook đã mở một trung tâm nghiên cứu trí thông minh nhân tạo khá lớn đặt ở Paris với mục tiêu cải thiện khả năng tương tác người dùng mạng xã hội.
Người phát ngôn của Facebook cho biết, với trí thông minh nhân tạo, họ đang hy vọng có thể cải thiện được chất lượng của News Feed, tăng cường hình ảnh cũng như chất lượng của công cụ tìm kiếm. Từ đó cho phép người dùng kết nối và chia sẻ theo một cách thức hoàn toàn mới mẻ.
Theo Khám Phá

GAMEK › GAME ONLINE Hết thắng cờ vây, giờ trí thông minh nhân tạo còn viết văn giỏi hơn người thật

Bạn có tin những cuốn tiểu thuyết trinh thám hay truyện tình lãng mạn mà chúng ta đọc hàng ngày sẽ được viết bằng trí thông minh nhân tạo?

    Hết thắng cờ vây, giờ trí thông minh nhân tạo còn viết văn giỏi hơn người thật
    Bạn có tin những cuốn tiểu thuyết trinh thám hay truyện tình lãng mạn mà chúng ta đọc hàng ngày sẽ được viết bằng trí thông minh nhân tạo? Tương lai đó sẽ không còn lâu nữa khi mà mới đây, một cuốn tiểu thuyết viết bởi trí thông minh nhân tạo ( AI) đã vượt qua được vòng đầu tiên trong cuộc thi văn chương thường niên tổ chức tại Nhật Bản.
    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hakodate, những người đứng đằng sau hệ thống AI cũng như những cuốn tiểu thuyết do nó tạo ra cho biết rằng AI chắc chắn không có đủ khả năng để hiểu về cuộc thi và nộp bài dự thi. Đồng thời, nó cũng không thể tạo ra toàn bộ cuốn truyện từ hư không. Thay vào đó, nhóm nghiên cứu đã chọn ra một số từ và cụm từ nhất định, đồng thời thiết lập nên một dàn bài của câu chuyện và sau đó, AI mới dựa vào đó mà thêm chữ vào.
    Kết quả cuối cùng là 2 cuốn tiểu thuyết dự thi đã được viết ra bởi máy tính và tham dự cuộc thi văn chương thường niên Nikkei Shinichi Hoshi Literary. Cuộc thi được đặt theo tên của nhà văn khoa học viễn tưởng tại Nhật là Shinichi Hoshi và có lẽ do đó cũng không quá khó hiểu khi ban tổ chức chấp nhận những bài dự thi không được viết bởi con người. Và một trong 2 cuốn tiểu thuyết do AI viết ra với tựa đề "The Day A Computer Writes A Novel" đã vượt qua được vòng đầu tiên của cuộc thi.
    Được biết cuộc thi năm nay nhận được 1450 bài thi và 11 trong số đó được viết hoặc có liên quan tới các chương trình trí tuệ nhân tạo. Quy trình chấm giải 4 vòng sẽ được diễn ra và tại đây, ban giám khảo không hề biết danh tính của tác giả, do đó họ cũng không hề biết trước bài thi đang chấm là viết bằng máy hay con người.
    Satoshi Hase, một tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng cũng tham dự cuộc thi lần này cho biết rằng những cuốn sách của AI có "cấu trúc tốt" nhưng vẫn còn "một vài vấn đề", bao gồm cả chất lượng các đoạn hội thoại của nhân vật. Hitoshi Matsubara, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Hakodate cho biết: "Cho tới nay, AI thường được dùng để giải quyết các vấn đề đã có câu trả lời, thí dụ như cờ vây hoặc cờ shogi. Trong tương lai, tôi muốn mở rộng tiềm năng của nó ra với sự sáng tạo giống như con người."
    Có lẽ sự sáng tạo của con người là điều cực kỳ khó để máy tính có thể mô phỏng được nhưng với sự phát triển nhanh chóng của AI như hiện nay thì không khỏi nghi ngờ nó sẽ ngày càng thông minh hơn và sẽ đảm nhận được các công việc đòi hỏi sáng tạo: hiện các phần mềm tự động đã có thể tạo nên những văn bản báo cáo tài chính hoặc đã có thể làm những báo cáo về các sự kiện quan trọng dựa trên các mẫu ban đầu. Một số tờ báo lớn trên thế giới đã có sử dụng AI để viết các tin chính trị, xã hội bởi dạng bài này thường dùng các hình mẫu quen thuộc với các cụm từ lặp đi lặp lại,...
    (Theo Tinhte)

    Monday, March 21, 2016

    40 quốc gia đang thử nghiệm robot sát thủ nhưng chưa có luật điều chỉnh

    Các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo đã có một cuộc gặp mặt tại Diễn đàn kinh tế Thế giới ở Davos để thảo luận về tương lai của "robot sát thủ" tự động.
    
Tương lai của robot sát thủ tự động
    Tương lai của robot sát thủ tự động
    Liên quan đến vấn đề nay, năm ngoái, Elon Musk, vị CEO của Tesla đã lên tiếng kêu gọi thế giới ban hành một lệnh cấm robot chiến đấu tự động.
    Tuy nhiên, theo Sir Roger Carr – Chủ tịch của công ty sản xuất vũ khí BAE (Anh) thì hiện nay có khoảng 40 quốc gia đang làm việc với công nghệ này, trong đó có Mỹ.
    Angela Kane, đại diện của Cơ quan giải trừ quân bị của Liên Hợp Quốc cho biết các cuộc hội thảo về hợp tác quốc tế cho vấn đề này được bắt đầu từ năm 2014, nhưng tính đế nay vẫn chưa đạt được những tiến triển lớn.
    Bà giải thích rằng các nhà hoạch định chính sách đã không theo kịp với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thậm chí hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thống cho "robot sát thủ" hay "vũ khí tự động"*.
    *Theo nghĩa vũ khí có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo.
    Stuart Russell, giáo sư về khoa học máy tính tại Đại học UC Berkeley và cũng là một trong những người cùng với Elon Musk ký tên vào thư ngỏ yêu cầu lệnh cấm loại vũ khí này năm ngoái nói rằng trong vòng 18 tháng hoặc hai năm tới:
    "Nếu con người muốn quét sạch nam giới trong một thành phố nào đó, chúng (các robot sát thủ tự động) có thể làm điều này".
    Mặc dù không bị chi phối bởi một đạo luật cụ thể nhưng tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng "robot sát thủ" sẽ phá vỡ những quy ước của chiến tranh từ trước đến nay.
    Những người tham gia sự kiện tại Davos cũng được thăm dò ý kiến về robot sát thủ tự động.
    Nhiều người có thể tìm thấy niềm an ủi từ robot (thay thế cho những đứa con của họ) nhưng chắc chắn không ai muốn kẻ thù của họ biến thành những tên robot sát thủ máu lạnh.
    Tham khảo: Thenextweb

    Robot đang tự dạy dỗ lẫn nhau để trở nên thông minh hơn

    Một mục tiêu mới trong ngành robot đó là cho chính các cỗ máy tự động thu thập thông tin xử lý những đồ vật thường ngày của con người.
    Nhiều trong số những công việc con người muốn thay thế nhân lực bằng robot như bê vác đồ đạc trong nhà kho.
    Hay trợ giúp người nằm liệt giường hoặc hỗ trợ người lính trong những tình huống nguy hiểm vẫn chưa thể được hiện thực hóa vì khả năng của robot nhận diện và xử lý những vật thể thông thường xung quanh chúng ta còn rất hạn chế.
    Con người bình thường không gặp khó khăn gì với việc gấp quần áo, cầm một chiếc cốc nước vì chúng ta đã trải qua một quá trình thu thập thông tin khổng lồ.
    Quá trình này thường được biết đến là “Tuổi Thơ”, giáo sư Stefanie Tellex về khoa học máy tính tại đại học Brown giải thích.
    Đối với robot, mỗi khi đảm nhiệm một công việc dù là đơn giản đến mấy, robot cần phải truy cập thông tin mã hóa về cách cầm và sử dụng các vật thể. Thông tin này từ đâu đến?
    Thông thương những tệp mã hóa này được lập trình một cách kỹ lưỡng và tỉ mẩn bởi con người. Nhưng bây giờ robot có thể tự xây dựng hệ thống thông tin mã hóa và chia sẻ với các cỗ máy tự động khác trên toàn thế giới.
    Và đấy là cơ sở đằng sau mục tiêu “Một triệu đối tượng vật thể” của giáo sư Tellex. Nghiên cứu này nhằm tạo ra một triệu thông tin mã hóa từ những con robot trên khắp thế giới chuyên nghiên cứu về đặc tính đồ vật.
    Và tự động tải lên kết quả lên bộ nhớ đám mây để các con robot khác có thể tải xuống và áp dụng vào công việc của mình.
    Giáo sư Stefanie Tellex và con robot Baxter tại đại học Brown.
    Giáo sư Stefanie Tellex và con robot Baxter tại đại học Brown.
    Phòng nghiên cứu của giáo sư tại đảo Rhode có không khí của một trường mẫu giáo.
    Tại đó một con robot dòng Baxter, một cỗ máy công nghiệp thông minh sản xuất bởi Rethink Robotics, đang quét hình một chiếc bàn chải tóc ở nhiều góc độ khác nhau bằng máy chụp 3d hồng ngoại.
    Và bằng cánh tay hai càng của mình thử nghiệm các cách cầm khác nhau để nâng được chiếc bàn chải một cách hiệu quả nhất.
    Sau khi đã cầm được, con robot lắc mạnh cánh tay để xác nhận việc cầm bàn chải thành công. Và như vậy, con robot đã học được cách cầm thêm một món đồ vật.
    Baxter có thể hoạt động 24 giờ mỗi ngày, với một món trên mỗi cánh tay của mình.
    Những người nghiên cứ khác trên toàn thế giới có thể góp vào kết quả thông tin từ những con robot của mình, Stefanie Tellex mong có thể xây được một thư viện thông tin khổng lồ để robot có thể xác định và xử lý 1 triệu vật thể khác nhau một cách nhuần nhuyễn.
    “Và một ngày nào đó, một con robot bất kỳ có thể nhận diện một chiếc bút trên một kệ tủ chứa đầy đồ đạc và nhặt nó lên”.
    Việc thu thập thông tin nghiên cứu này khả thi do robot nghiên cứu nói chung trên thế giới sử dụng chuẩn hệ thống lập trình giống nhau, tên là ROS.
    Một khi một con robot học được cách thực hiện một hành động, gửi thông tin mã hóa sang cho những cỗ máy khác, những cỗ máy này có thể tiếp tục cải thiện thông tin và tiếp tục chuyển thông tin này đi.
    Giáo sư cho biết, thông tin mã hóa một vật thể và cách cầm có thể nén lại thành môt tệp chừng 5 đến 10 mb, cỡ một bài nhạc trong thư viện của bạn.
    Thư viện khổng lồ này đặc biệt còn rất có ích vì có thể áp dụng cho những con robot khác hẳn nhau về hình dáng, mẫu mã.
    Dù chương trình phát triển còn chậm nhưng trong khoảng từ năm đến mười năm nữa, “chúng ta có thể chứng kiến một sự bùng nổ về khả năng của robot” theo CEO của Brain of Things, Saxena.
    Hàng ngày những người đóng góp cho nghiên cứu càng nhiều và đẩy nhanh dần tốc độ hoàn thiện của trí tuệ đám mây này, ông Saxena phát biểu:“Nhũng cỗ máy robot thông minh sẽ có tất cả thông tin chúng cần ngay trong lòng bàn tay".
    Tham khảo Technology Review

    Cảnh báo: Internet sẽ sớm qua mặt và thống trị loài người


    Cảnh báo: Internet sẽ sớm qua mặt và thống trị loài người
    Hình minh họa


    Từ xưa đến nay, các sinh vật sống luôn thu thập rồi tái phân phối thông tin. Đó chính là thứ đã làm nên sự sống và thúc đẩy quá trình tiến hóa.
    Tuy nhiên, con người đã vượt lên trên tất cả bằng cách nghĩ ra một phương pháp mới để thu thập và phân phối thông tin.
    Đó chính là công nghệ "số hóa thông tin", và các thông tin số (digital information) hiện đang phát triển với tốc độ chóng mặt.
    Các thông tin số có thể tự sao chép một cách hoàn hảo, có thể được "điều chỉnh" (giống như đột biến gene ở người), hoặc kết hợp để tạo nên thông tin hoàn toàn mới.
    Tất cả đều được thể hiện dưới các dạng "trí thông minh nhân tạo" (Artificial Intelligence - AI).
    Và đến nay, các khoa học gia cho rằng đã đến lúc coi thông tin số là một sinh vật sống, hoàn toàn có thể tiến hóa, và thậm chí vượt xa con người.
    Thông tin số phát triển với tốc độ "kinh khủng"
    Đầu tiên phải kể đến việc các thông tin số có thể nhân bản giống như tế bào, nhưng gần như không tốn năng lượng, đồng thời các thế hệ được thay thế nhanh hơn rất nhiều.
    Theo các thống kê, dung lượng lưu trữ hiện tại của Internet là 10 mũ 24 byte, với tốc độ phát triển từ 30% đến 40% mỗi năm.
    Được biết sau 3,7 tỉ năm, lượng thông tin trong các ADN của sinh vật sống là 10 mũ 37 bytes. Trong khi đó, thông tin số sẽ đạt đến mức này chỉ trong vòng 100 năm tiếp theo. Đó là tốc độ quá khủng khiếp.
    Viễn cảnh xảy đến với con người nếu thông tin số tiến hóa
    Trong mỗi giai đoạn tiến hóa, luôn có kẻ thua và người thắng. Giờ là lúc chúng ta tự hỏi xem tốc độ phát triển như vũ bão của thông tin số liệu có gây nguy hiểm cho con người hay không?
    Được biết, mỗi giai đoạn chuyển giao tiến hóa, đó là lúc những thiết bị vận chuyển thông tin cũ bị thay thế. Thuở sơ khai, ARN - cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử - chính là thứ vận chuyển thông tin di truyền.
    Sau đó ADN xuất hiện, ARN chuyển thành nơi chuyển tiếp thông tin từ ADN đến tế bào. Rồi khi các tế bào phức tạp đến, tế bào sơ cấp như vi khuẩn trở thành nơi cung cấp năng lượng cho tế bào mới.
    Cứ như vậy, con người chúng ta đã trở thành sinh vật thống trị hành tinh này.
    
ADN, ARN - tất cả đều đánh dấu sự tiến hóa của thông tin
    ADN, ARN - tất cả đều đánh dấu sự tiến hóa của thông tin
    Vậy có thể kết luận: quá trình tiến hóa thay đổi thông tin có thể khiến một sinh vật sống tuyệt chủng, hoặc bịbào mòn, hoặc kết hợp với nhau để cộng sinh - đôi bên cùng có lợi.
    Khả năng trí thông tin nhân tạo tiến hóa đang gây lo ngại cho các nhà lãnh đạo trên thế giới.
    Họ cho rằng điều này có thể gây nguy hiểm, khi máy móc tự động chiếm lấy thế giới giống như trong bộ phim nổi tiếng "Kẻ hủy diệt" - The Terminator - và kết quả là con người sẽ tuyệt chủng.
    Ngoài ra, hiện nay công nghệ số cũng như Internet đã phát triển rất nhanh, kèm theo đó là nhiều công nghệ giúp kết nối trực tiếp với não bộ.
    Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến viễn cảnh không sáng sủa hơn khi con người không còn phân biệt được "thực" và "ảo", đồng thời năng lượng từ cơ thể sẽ dùng để nuôi sống máy móc. Đó chính là sự bào mòn.
    Tuy hiện nay hiện thực này chưa diễn ra, nhưng có thể nói quá trình hợp nhất giữa con người và thông tin số đã chạm ngưỡng "không thể quay đầu lại".
    Đó là thực tế, khi hầu như không một ai trong số chúng ta có thể chịu nổi một ngày không có Internet.
    Chính vì vậy, theo giáo sư Michael Gillings tại ĐH California, chúng ta cần sớm coi Internet, thông tin số... là những sinh vật sống biết tiến hóa, để chuẩn bị cho một tương lai xấu nhất.
    *Nguồn: IFL Science, The Conversation

    Google, NASA tuyên bố máy tính lượng tử của mình nhanh gấp 100 triệu lần máy tính thường

    Trong một bài test, cỗ máy D-Wave chỉ cần 1 giây để xử lý phép tính mà bình thường, phải tốn tới 10 nghìn năm để một máy tính bình thường có thể giải được.

    Google có rất nhiều cỗ máy tính. Nếu tính bằng con số, hãng sở hữu số lượng máy tính nhiều hơn bất kỳ công ty nào trên thế giới này.
    Thế nhưng kể cả khi sở hữu từng ấy máy, các nhà nghiên cứu của Google vẫn gặp phải những vấn đề khi cố gắng giải quyết nhiều bài toán phức tạp, đặc biệt liên quan đến trí thông minh nhân tạo. Nói một cách khác, Google đã từng chịu bó tay.
    John Gannandrea, phó Chủ tịch kỹ thuật của Google nói trong một buổi họp báo vào thứ Ba vừa qua: "Chúng tôi đã gặp những vấn đề cần giải quyết nhưng không thể thực hiện được với máy tính theo tiêu chuẩn hiện hành.
    Chúng tôi muốn hiểu tương lai, nằm ngay trước mắt chúng ta thông qua những thuật toán không theo quy tắc truyền thống".
    Do đó Google đã phải cầu viện đến máy tính lượng tử. Hệ thống này sử dụng trực tiếp các hiệu ứng của cơ học lượng tử để thực hiện các phép toán mà máy tính thông thường phải chịu bó tay.
    Cũng trong sự kiện này, diễn ra vào thứ Ba vừa qua, Google tuyên bố vô cùng lạc quan rằng những cỗ máy tính lượng tử vẫn còn đang trong thời kỳ sơ khai kia sẽ tiến hóa thành một hệ thống đột phá cho cả ngành công nghiệp máy tính và hơn thế nữa, loài người.
    Sự kiện diễn ra bên trong khuôn viên Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA tại Mountain View, California, nơi Google phối hợp cùng NASA và D-Wave Systems, một nhà sản xuất máy tính lượng tử để chung tay xây dựng phòng thí nghiệm máy tính.
    Họ đã cùng làm việc này trong vài năm qua nhưng chỉ đến bây giờ, nhờ vào cỗ máy D-Wave được nâng cấp lớn hơn, mạnh mẽ hơn, các nhà nghiên cứu mới thực sự nhìn thấy kết quả đầy hứa hẹn.
    Google cho biết những kết quả tính toán gần đây cho thấy máy tính D-Wave có thể đè bẹp một con chip xử lý bình thường thông qua một số nhiệm vụ.
    Trong một bài test, cỗ máy D-Wave chỉ cần 1 giây để xử lý phép tính mà phải tốn tới 10 nghìn năm để một máy tính bình thường có thể giải được.
    Tổng kết, Google nói rằng cỗ máy tính lượng tử này sẽ nhanh gấp 100 triệu lần máy tính thường trong một số trường hợp. Sự đột phá với tốc độ không tưởng này là chưa từng xảy ra trong lịch sử điện toán.
    Tuy vậy vẫn còn một vài vấn đề nghiêm trọng xung quanh thành công này. Máy tính của D-Wave rất khác so với một cỗ máy sinh ra để thực hiện các nhiệm vụ thông thường.
    Nó chỉ có thể thực hiện một số lệnh lượng tử giới hạn và chỉ có một số người biết cách sắp xếp vấn đề cần giải quyết của họ sao cho phù hợp với nó.
    Do vậy, Google đang lên kế hoạch giao cho nó những bài test, thay vì sử dụng những dòng code được dùng cho máy tính hiện hành:
    "Chúng tôi cần làm nó giải quyết các vấn đề tối ưu hóa đơn giản hơn khi rơi vào các trường hợp kỹ sư hay gặp phải". Harmut Neven, Giám đốc kỹ thuật của Google cho biết: "Chúng tôi cần phải làm đầu vào trở nên dễ dàng hơn. Chừng này vẫn chưa ăn thua".
    Google và NASA đang tạo nên những bước tiến vượt bậc
    Google và NASA đang tạo nên những bước tiến vượt bậc
    Google không sử dụng các thuật toán tối ưu hóa quá phức tạp áp dụng vào những công nghệ trí thông minh nhân tạo chúng ta đang thấy ngày nay.
    Ví dụ rõ ràng nhất là công cụ tìm hình ảnh và nhận diện giọng nói. Nhưng những thuật toán ấy đã được thực hiện trên hàng nghìn máy tính truyền thống được kết nối với nhau.
    Hy vọng rằng một ngày nào đó Google có thể biến máy tính lượng tử trở thành một phần của hệ thống tiêu chuẩn và nhờ vậy, giải quyết được những vấn đề không tưởng.
    Giannandrea cho biết: "Chắc sẽ phải mất vài năm để công trình này thực sự gây ảnh hưởng tới sản phẩm của Google".
    Cỗ máy D-Wave, vốn cũng được NASA sử dụng để tăng cường khả năng giả lập và mã hóa, dựa vào bit lượng tử (qbit).
    Không giống như hệ nhị phân vốn chỉ có 2 chữ số nhất định là 1 và 0, qbit có thể là 1, 0 hoặc là cả 2, trong trạng thái chồng chập lượng tử.
    Cần phải có kiến thức rất chuyên sâu về vật lý mới có thể hiểu được máy tính lượng tử hoạt động như thế nào. Nhưng điểm sáng của công nghệ này đó là máy tính có thể giải quyết lượng vấn đề nhanh vô cùng.
    Điều này khiến cho máy tính lượng tử trở nên phù hợp với các vấn đề tối ưu hóa. Ví dụ như khi bạn muốn tìm một con đường tốt nhất cho lưu thông của hàng nghìn chiếc máy bay ra vào khỏi sân bay.
    Neven đã dành nhiều thời gian nhất để làm việc với những cỗ máy D-Wave, nhiều hơn bất kỳ nhân viên Google nào và ông thấy được tiềm năng của chúng trong những vấn đề ví dụ như công nghệ pin, công nghệ khử bạc màu cho đất và pin mặt trời.
    Đặc tính có một không hai của qubit có thể giải đáp cho chúng ta những bí ẩn về vật liệu, mang lại những cỗ máy công nghiệp hiệu quả hơn.
    "Nhờ vào hệ điều hành tự nhiên, như chúng ta hiểu đó chính là vật lý lượng tử, bạn cần một một quy trình liên quan đến nó để mô tả từng phần của vũ trụ. Sớm hay muộn, máy tính lượng tử cũng là công cụ giúp chúng ta giải quyết vấn đề tốt nhất".
    The unique qualities of qubits may lend them to uncovering properties about materials, which could result in much more efficient industrial machines.
    “Because the operating system of nature, as far as we understand it, is quantum physics, you need a process that acts on quantum physics to describe parts of the universe,”
    Tham khảo Bloomberg