Highlight

Những điều thú vị khi dùng Trí tuệ nhân tạo của Viettel

Những người dùng Internet tại Việt Nam thường lấy “chị Google” ra để… giải trí. Khi “chị” đọc văn bản hay chỉ đường cho người tham gia gi...

Monday, February 22, 2016

Trí tuệ nhân tạo có thể tự học ngôn ngữ mới để nói chuyện với con người


Trí thông minh nhân tạo đã có thể tự học từ vựng, cụm từ và cấu trúc ngữ pháp của một ngôn ngữ mới mà không cần phải lập trình trước, sau đó nó sẽ sử dụng một quy trình tương tự như hoạt động thần kinh để tạo ra các đoạn hội thoại bằng ngôn ngữ mới học được.

Với tên gọi ANNABELL, hệ thống nơ ron nhân tạo này được phát triển thành công bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Sassari, Ý và Đại học Plymouth, Anh. Nó được tạo thành từ 2,1 triệu "nơ ron nhân tạo", hình thành hơn 33 tỷ liên kết thần kinh và vận hành dựa trên một mã nguồn mở (bạn có thể tải về tại đây nếu thích).

Thoạt nghe thì chúng ta sẽ dễ hình dung đây là một hệ thống lớn và rất phức tạp nhưng theo các nhà nghiên cứu thì khả năng học hỏi ngôn ngữ của máy chỉ dừng lại ở mức tương đương một đứa trẻ 4 tuổi. Cụ thể, nó có khả năng học danh từ, động từ, tính từ, đại từ và những loại từ vựng khác, sau đó sẽ sử dụng chúng để diễn đạt ngôn ngữ.

Tuy nhiên, điểm đặc biệt của ANNABELL so với các hệ thống tương tự trước đây chính là nó bắt đầu bằng trạng thái tabula rasa, tức là không tiên nghiệm trước những từ ngữ hoặc cụm từ mà nó sẽ sử dụng. Thay vào đó, nó có thể học hỏi, tổ chức và chọn từ ngữ thông qua các lần giao tiếp với con người.

Điều đó được thực hiện bằng 2 thuộc tính quan trọng của ANNABELL. Đầu tiên là tính mềm dẻo synap (synaptic plasticity) nghĩa là cường độ liên kết giữa 2 synap sẽ tăng cường khi cả 2 đều được kích hoạt cùng một lúc, liên kết này được lặp đi lặp lại và dần dần tạo ra một mạng kết nối biểu trưng cho một ý niệm nào đó. Thứ 2 là cơ chế van nơ ron, nghĩa là có các nơ ron lưỡng ổn hoạt động như một công tắc đóng mở để kích hoạt hoặc vô hiệu hóa đường dẫn truyền thần kinh trong não, từ đó điều tiết dòng chảy thông tin.

Để thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã cung cấp cho chương trình 1587 câu thoại đầu vào và từ đó, nó có thể tạo ra 521 câu phản hồi. Thông qua giao diện hiển thị cuộc hội thoại, người ta đã hỏi nó "Bạn đã chơi bao nhiêu game rồi?" (how many games did you play?) và câu trả lời là "Tôi đã chơi Space Invaders, một; Pac Man, hai; Donkey Kong, ba; 3 game" (I played Space Invaders, one; Pac Man, two; Donkey Kong, three; three games).

Nhóm nghiên cứu đến từ 2 trường Đại học là Sassari, Ý và Plymouth, Anh cho biết mục tiêu cuối cùng của dự án không phải là cung cấp giải pháp cho sự giao tiếp giữa người và máy, mà nó sẽ góp phần làm sáng tỏ quá trình học tập ngôn ngữ mới trong não người. Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm đưa ra giả thuyết rằng quá trình xây dựng thông tin qua lời nói được điều khiển bởi một trung tâm điều hành, nơi mà hệ thống giám sát phản hồi thần kinh được vận dụng để phối hợp, điều tiết dòng chảy của thông tin, quy định bởi cơ chế đóng, mở công tắc giữa các nơ ron.

Tham khảo EAPlosBrainscape

No comments:

Post a Comment