Bằng cách phối hợp thiết bị cấy ghép trong não với một phần mềm đặc biệt, các nhà khoa học đã có thể dùng máy tính để "đọc" được tâm trí của một người gần như ngay khi họ suy nghĩ, từ đó đựa ra dự đoán về nội dung mà họ sắp sửa nói ra với độ chính xác lên tới 96%.
Não người có khả năng nhìn vào một hình ảnh 2 chiều trên giấy hoặc màn hình máy tính, sau đó chuyển hình ảnh này thì cái gì đó bên trong não người một cách cực kỳ nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình thần kinh này cho tới nay vẫn là bí ẩn đối với các nhà khoa học. Nhằm làm sáng tỏ điểu đó, đồng thời tìm cách giúp máy tính có thể thu thập và dự đoán suy nghĩ con người, nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi nhà thần kinh học Rajesh Rao và bác sĩ ngoại thần kinh Jeff Ojermann tại Đại học Washington đã dùng máy tính, các thiết bị cấy ghép để giải mã tỉn hiệu não với tốc độ gần như bằng nhận thức của con người.
Trong nghiên cứu, họ đã nhờ tới sự hỗ trợ của 7 bệnh nhân đang điều trị bệnh động kinh. Liệu pháp dùng thuốc không có tác dụng làm giảm các cơn co giật và các bệnh nhân này đã được cấy ghép tạm thời các điện cực vào não để xác định, kích thích các điểm trọng tâm khi cơ động kinh xảy đến. Và theo nhóm nghiên cứu, đây là cơ hội để họ có thể tiến hành các thử nghiệm. Sau khi thiết lập thử nghiệm, các bệnh nhân sẽ được cho xem ngẫu nhiên một chuỗi các hình ảnh về khuôn mặt con người, những ngôi nhà, ảnh hoàn toàn màu xám hiển thị trên một màn hình máy tính với tốc độ 400 mili giây. Nhiệm vụ của họ là tìm ra một bức ảnh có ngôi nhà bị lộn ngược xuống đất.
Ngay khi bức ảnh nháy trên màn hình, máy tính sẽ lấy mẫu và số hóa tín hiệu đến từ não với tốc độ 1000 lần/giây. Độ chi tiết này cho phép phần mềm có thể xác định được sự kết hợp giữa vị trí các điện cực và tín hiệu tương ứng nhất với những gì mà bệnh nhân thấy được. Giáo sư Rao cho biết: "Chúng tôi đã nhận thấy những phản hồi rất khác nhau từ các vùng não khác nhau, một số rất nhạy cảm với hình ảnh gương mặt và số khác thì nhạy cảm với hình ngôi nhà."
Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị phần mềm, nhóm nghiên cứu cho các bệnh nhân xem một bộ ảnh hoàn toàn mới. Mặc dù trước đó máy tính đã được "dạy trước" phản ứng của người với các bức ảnh cũ, nhưng đối với những bức ảnh mới (cũng chủ đề là gương mặt, ngôi nhà, màu xám nhưng là ảnh khác) thì nó cũng có thể dự đoán vùng não não sẽ được kích thích với độ chính xác lên tới 96%. Thú vị hơn, kết quả này được trả về với tốc độ gần như là bằng với tốc độ nhận thức của con người.
Tuy nhiên, do chỉ được dạy một số vật thể nhất định nên máy tính trong nghiên cứu chỉ có thể xác định được tiềm năng liên kết giữa các sự kiện tiềm tàng và thay đổi trong phổ băng thông rộng khi người dùng gặp các chủ đề nói trên. Do đó, để nó có thể hiểu được nhiều nhận thức khác của con người thì cần phải dùng một trí thông minh nhân tạo với mạng nơ ron nhân tạo cỡ lớn để đủ cơ sở dữ liệu cũng như sức mạnh tính toán.
Mặc dù kết quả trong nghiên cứu lần này là rất hứa hẹn nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Ngoài hạn chế về mặt cơ sở dữ liệu thì nghiên cứu lần này dựa trên những chủ để ảnh có độ sai khác lớn, trong khi liệu giữa mặt con người và động vật, hoặc thậm chí là mặt những người khác nhau thì nó có dự đoán được hay không vẫn là điều chưa rõ. Tuy nhiên, dạng công nghệ này thật sự quá hấp dẫn, góp phần đẩy sự thông minh của AI ........ một bậc, đồng thời mối lo ngại về việc AI sẽ làm phản con người như trong phim Terminator cũng tăng lên.
Não người có khả năng nhìn vào một hình ảnh 2 chiều trên giấy hoặc màn hình máy tính, sau đó chuyển hình ảnh này thì cái gì đó bên trong não người một cách cực kỳ nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình thần kinh này cho tới nay vẫn là bí ẩn đối với các nhà khoa học. Nhằm làm sáng tỏ điểu đó, đồng thời tìm cách giúp máy tính có thể thu thập và dự đoán suy nghĩ con người, nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi nhà thần kinh học Rajesh Rao và bác sĩ ngoại thần kinh Jeff Ojermann tại Đại học Washington đã dùng máy tính, các thiết bị cấy ghép để giải mã tỉn hiệu não với tốc độ gần như bằng nhận thức của con người.
Trong nghiên cứu, họ đã nhờ tới sự hỗ trợ của 7 bệnh nhân đang điều trị bệnh động kinh. Liệu pháp dùng thuốc không có tác dụng làm giảm các cơn co giật và các bệnh nhân này đã được cấy ghép tạm thời các điện cực vào não để xác định, kích thích các điểm trọng tâm khi cơ động kinh xảy đến. Và theo nhóm nghiên cứu, đây là cơ hội để họ có thể tiến hành các thử nghiệm. Sau khi thiết lập thử nghiệm, các bệnh nhân sẽ được cho xem ngẫu nhiên một chuỗi các hình ảnh về khuôn mặt con người, những ngôi nhà, ảnh hoàn toàn màu xám hiển thị trên một màn hình máy tính với tốc độ 400 mili giây. Nhiệm vụ của họ là tìm ra một bức ảnh có ngôi nhà bị lộn ngược xuống đất.
Trong lúc đó, các điện cực trong não của họ sẽ được kết nối với một phần mềm có khả năng trích xuất ra 2 thuộc tính riêng biệt của tín hiệu trong não là "tiềm năng liên kết giữa các sự kiện" (khi một lượng lớn các tế bào thần kinh đồng thời sáng lên để đáp ứng một hình ảnh) và thay đổi của "phổ băng thông rộng" (những tín hiệu được duy trì lại sau khi xem một bức ảnh).Ngay khi bức ảnh nháy trên màn hình, máy tính sẽ lấy mẫu và số hóa tín hiệu đến từ não với tốc độ 1000 lần/giây. Độ chi tiết này cho phép phần mềm có thể xác định được sự kết hợp giữa vị trí các điện cực và tín hiệu tương ứng nhất với những gì mà bệnh nhân thấy được. Giáo sư Rao cho biết: "Chúng tôi đã nhận thấy những phản hồi rất khác nhau từ các vùng não khác nhau, một số rất nhạy cảm với hình ảnh gương mặt và số khác thì nhạy cảm với hình ngôi nhà."
Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị phần mềm, nhóm nghiên cứu cho các bệnh nhân xem một bộ ảnh hoàn toàn mới. Mặc dù trước đó máy tính đã được "dạy trước" phản ứng của người với các bức ảnh cũ, nhưng đối với những bức ảnh mới (cũng chủ đề là gương mặt, ngôi nhà, màu xám nhưng là ảnh khác) thì nó cũng có thể dự đoán vùng não não sẽ được kích thích với độ chính xác lên tới 96%. Thú vị hơn, kết quả này được trả về với tốc độ gần như là bằng với tốc độ nhận thức của con người.
Tuy nhiên, do chỉ được dạy một số vật thể nhất định nên máy tính trong nghiên cứu chỉ có thể xác định được tiềm năng liên kết giữa các sự kiện tiềm tàng và thay đổi trong phổ băng thông rộng khi người dùng gặp các chủ đề nói trên. Do đó, để nó có thể hiểu được nhiều nhận thức khác của con người thì cần phải dùng một trí thông minh nhân tạo với mạng nơ ron nhân tạo cỡ lớn để đủ cơ sở dữ liệu cũng như sức mạnh tính toán.
Mặc dù kết quả trong nghiên cứu lần này là rất hứa hẹn nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Ngoài hạn chế về mặt cơ sở dữ liệu thì nghiên cứu lần này dựa trên những chủ để ảnh có độ sai khác lớn, trong khi liệu giữa mặt con người và động vật, hoặc thậm chí là mặt những người khác nhau thì nó có dự đoán được hay không vẫn là điều chưa rõ. Tuy nhiên, dạng công nghệ này thật sự quá hấp dẫn, góp phần đẩy sự thông minh của AI ........ một bậc, đồng thời mối lo ngại về việc AI sẽ làm phản con người như trong phim Terminator cũng tăng lên.
No comments:
Post a Comment