Theo cách hiểu cơ bản, trí tuệ nhân tạo (AI - Artifical Intellience) là một
ngành khoa học máy tính, được xây dựng trên nền tảng lý thuyết vững chắc
và có thể ứng dụng trong việc tự động hóa các hành vi thông minh.
Từ những bước đầu, các nhà khoa học đặt nền móng cho trí tuệ nhân tạo đã
đặt ra rất nhiều giả thuyết và tiên đoán về bản chất của trí thông minh
là việc điều khiển kí hiệu: “Mọi hệ ký hiệu hình thức đều có các cách
cần và đủ để thực hiện các hành động thông minh phổ quát” (Newell và
Simon). Và sau đó điều họ quan tâm hơn là liệu máy có mô phỏng được bộ
não con người? “Mọi khía cạnh của khả năng học tập cũng như mọi tính
chất khác của trí thông minh đều có thể mô tả được thật chính xác sao
cho có thể làm ra máy để thực hiện chúng” (Dartmouth).
Chính cái khát khao muốn chứng minh công nghệ hoàn toàn có thể sao chép y
chang bộ não người vào phần cứng và phần mềm máy tính đã tạo nên vô vàn
thành tựu cho nền khoa học ngày nay.
Sơ lược về chặng đường phát triển của trí tuệ nhân tạo (TTNT) 50 năm đầu
Một trong các thành công nổi bật của trí tuệ nhân tạo giai đoạn trên là sự
kiện máy tính thông minh tranh tài với các kỳ thủ cờ vua:
- Máy tính Deep Blue của IBM với trí tuệ nhân tạo đã đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov vào năm 1997.
- Cuối năm 2006 máy tính Deep Fritz của IBM lại đánh bại nhà vô địch Kramnik.
Những thành tựu đó làm cả thế giới nghĩ đến một kịch
bản tươi sáng mà chúng ta kỳ vọng ở trí tuệ nhân tạo là AI có thể giúp
con người chinh phục những đỉnh cao tri thức mới, cải thiện năng suất
lao động và đưa xã hội loài người phát triển thêm một bước mới, điều đó
hoàn toàn có thể xảy ra bởi những bước đột phá trong thời gian gần đây:
- Cuối tháng 11/2015, Nhật Bản tạo ra một AI có thể vượt qua kỳ thi đại học; trí tuệ nhân tạo của họ đã đạt được 511/950, vượt số điểm trung bình của một học sinh là 416. Trong đó, bài thi có 5 môn: toán, lý, tiếng Anh và lịch sử thì AI thể hiện xuất sắc nhất trong bài thi về toán và các câu hỏi liên quan đến lịch sử.
Trong tháng 3/2016 những thông tin về AI làm thế giới phải ngỡ ngàng:
- AI của Google có tên AlphaGo đã đánh bại kỳ thủ cờ vây huyền thoại của thế giới Lee Sedol ba ván liên tiếp không gỡ.
- Trí tuệ nhân tạo do Nhật Bản tự phát triển đã trở thành đồng tác giả của một tiểu thuyết văn học. Thậm chí tác phẩm này đã vượt qua được vòng loại của một giải thưởng văn học quốc gia.
- Trí tuệ nhân tạo của Microsoft đã làm thế giới phải chao đảo với việc suy nghĩ, trò chuyện, khả năng học hỏi thông qua trao đổi với con người, đó là Chatbot Twitter của Microsoft có tên là Tay
Tuy nhiên, do không lường trước một số trường hợp Tay sẽ “học những điều xấu” nên Microsoft đã tạm cho Tay nghỉ vì “mệt mỏi”.
No comments:
Post a Comment