Nhưng... hãy coi đó là lịch sử. Điều chúng ta quan tâm nhất hiện nay chính là chúng ta ở đâu trong cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo? Chúng ta có đang ở điểm đột biến (edge of change or critical point)?
Điều thú vị là chúng ta vẫn "chưa" thể nhìn sang bên phải của mình trên trục thời gian. Lý do đơn giản là vì chúng ta vẫn chưa có time machine. Nên những gì chúng ta đang nói về tương lai đều chỉ là dự đoán (prediction). Nhưng chúng ta vẫn có những dấu hiệu rõ ràng để tin rằng chúng ta đang ở điểm đột phá.
Machine learning (ML) được xem là phương tiện để con người đạt được những thành tựu trong cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo. Điều ấy đồng nghĩa là nếu chúng ta đang ở điểm đột phá trong cuộc cách mạng AI thì chúng ta đã có đột phá trong ML. Vậy bước đột phá ấy là gì? Đó chính là "deep learning" (DL) hay học sâu. Mô hình lý thuyết cũng như công nghệ "deep learning" đang được xem là niềm hi vọng để đưa con người tới những thành tựu mới trong lịch sử. Những điều thú vị về (DL) tác giả xin được chia sẻ ở một bài viết sau. Ở bài viết này, tôi mong muốn chia sẻ một số thành tựu mà chúng ta đã làm được nhờ có DL.
Không phải là thành tựu nhưng một ví dụ thú vị là chú chim flappy bird của chúng ta có thể dễ dàng vượt qua những cái cột nhờ có thuật toán DL với bài toán reinforcement learning.
Ví dụ trên tuy thú vị nhưng quả là chưa mang tính thuyết phục. Hãy cùng xem xét những mục tiêu mà AI hướng tới đã trình bày ở phần đầu: "Làm được những điều mà con người có thể làm được và mục tiêu sau cùng là nhận thức". Chúng ta bắt đầu bằng những khả năng con người có thể làm (liên quan tới suy nghĩ và ý thức).
Con người có thể thể nói chuyện (listen and speak) và bây giờ AI có thể làm được.
Con người có thể quan sát, phân biệt được vật thể và bây giờ AI có thể làm được.
Vậy còn nhận thức? Liệu AI mới chỉ đơn giản thực hiện được các chứng năng nghe - nói - nhìn với một số chương trình lập trình phức tạp. Một tin vui là AI đã bắt đầu có nhận thức. Một công nghệ mang tên recurrent learning có thể giúp AI "tự tạo" ra chữ viết hay âm thanh. AI cũng không chỉ đơn giản biết phân biệt các vật thể qua hình ảnh mà còn có thể "tự hình dung" ra hình ảnh của một vật thể sau khi được quan sát nhiều những hình ảnh cùng nói về một vật thể.
Vậy trong tương tai AI sẽ đi tới đâu? Đó chính là ASI (Artificial Superintelligence). Tác giả chưa muốn đi xa hơn với khái niệm này nên chỉ xin đưa ra một hình ảnh minh họa để bạn đọc có thể hình dung được:
No comments:
Post a Comment