Highlight

Những điều thú vị khi dùng Trí tuệ nhân tạo của Viettel

Những người dùng Internet tại Việt Nam thường lấy “chị Google” ra để… giải trí. Khi “chị” đọc văn bản hay chỉ đường cho người tham gia gi...

Thursday, April 7, 2016

Kỹ sư Việt xây dựng trí tuệ nhân tạo tại Google


Sẽ đến ngày trí tuệ nhân tạo giúp giải quyết các vấn đề hóc búa nhất thế giới, nhưng để tới được ngày đó, cần những con người thông minh và Lê Việt Quốc, kỹ sư phần mềm tại Google Brain, là một trong số này.
Lê Việt Quốc, 34 tuổi, lớn lên tại một làng quê nhỏ ở Việt Nam và từng sống trong cảnh không có điện cho tới năm lên chín. Anh học trường chuyên Quốc Học Huế và lấy bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại Đại học Stanford (Mỹ). Quốc đã làm việc tại Google Brain 4,5 năm. Được thành lập năm 2011, Brain nằm trong dự án tuyệt mật Google X còn hiện nay, nó thuộc bộ phận nghiên cứu của hãng này.
"Rất ít người thực sự hiểu được vì sao máy móc lại có thể học hỏi và tư duy. Deep Learning (học sâu) vẫn còn là khái niệm rất mới", Quốc trả lời CNN.
Deep Learning là một thuật toán dựa trên một số ý tưởng từ não bộ tới việc tiếp thu nhiều tầng biểu đạt, cả cụ thể lẫn trừu tượng, qua đó làm rõ nghĩa của các loại dữ liệu. Deap Learning có thể giúp giải quyết hàng loạt vấn đề như giáo dục, biến đổi khí hậu... Ví dụ, sử dụng các cảm biến từ xa, dữ liệu môi trường trên thế giới sẽ được theo dõi và ghi lại. Hiện khối lượng dữ liệu đó phần lớn chưa được xử lý và Deep Learning có thể được áp dụng để hiểu các chuỗi và chỉ ra hướng giải quyết.
Ngoài Google, nhiều công ty khác như Facebook, Microsoft hay Baidu cũng tuyên bố sẽ đầu tư vào Deep Learning và các mô hình trí tuệ nhân tạo khác.
Lê Việt Quốc. Ảnh: Biotechin.Asia.
Lê Việt Quốc. Ảnh: Biotechin.Asia.
Chia sẻ với BBC, Quốc nhớ lại giai đoạn công nghệ bắt đầu hiện diện tại quê anh khi cả làng lần đầu có một chiếc TV, hay chiếc nồi cơm điện mà gia đình anh mua được. "Khi ấy, mỗi một món đồ công nghệ xuất hiện cũng làm thay đổi cuộc sống của chúng tôi", anh nói.
Tuy nhiên, bức ảnh về cuộc đổ bộ lên mặt trăng năm 1969 mới là thứ thôi thúc anh trở thành một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo. "Tôi vẫn tự hỏi, chúng ta không phải động vật nhanh nhất trên trái đất, chúng ta không thể bay, nhưng chúng ta vẫn lên được mặt trăng. Vậy năng lực gì ở ta mà các động vật khác không có? Tôi nhận ra đó chính là bộ não - trí thông minh".
Ban đầu anh tưởng rằng các cỗ máy thông minh đã trở nên phổ biến, nhưng rồi anh nhận ra không phải vậy, vì vậy anh quyết định tạo ra nó. "Học sâu" - khiến cho các cỗ máy tự học hỏi dựa trên những thuật toán phức tạp - được đưa ra. Nhưng Quốc muốn đẩy nhanh tiến độ bằng cách xây dựng mạng lưới thần kinh quy mô lớn để có thể xử lý được lượng dữ liệu lớn hơn nhiều.
Năm 2012, Lê Việt Quốc và cộng sự thực hiện một thử nghiệm bằng cách cho mạng lưới nơron xem các video trên YouTube trong vòng một tuần, để xem nó đã học được những gì. Một trong những nơron nhân tạo đã "rất hào hứng" khi thấy ảnh một con mèo dù chưa biết mèo là gì hay được cho xem bất kỳ hình ảnh nào gắn mác mèo trước đó. Điều này cho thấy các cỗ máy có thể học mà không đòi hỏi con người cung cấp dữ liệu có độ chính xác cao.
Kết quả của những thử nghiệm này và nhiều thử nghiệm khác đã được tích hợp vào các dịch vụ của Google, cung cấp khả năng dự đoán nội dung mà người dùng định trả lời khi viết e-mail, nhận diện địa điểm, người trong ảnh và nhận diện giọng nói.
"Tôi mong muốn tạo ra được một cỗ máy có thể nhìn, nghe và hiểu được chúng ta," Quốc nói, nhưng cũng thừa nhận rằng điều đó còn lâu nữa mới xảy ra. Từ năm 2014, Lê Việt Quốc đã có tên trong danh sách 35 nhà sáng chế dưới 35 tuổi năm của Học viện Công nghệ Massachuset Mỹ và được đánh giá là một trong những bộ óc xuất chúng.
Minh Minh

No comments:

Post a Comment