Các nhà nghiên cứu đang phát triển trí tuệ nhân tạo nhằm hỗ trợ tối đa cho các chuyên gia trong điều trị ung thư.
- BÀI ĐẶC BIỆT: Không phải Google hay Apple mà IBM mới là người đang âm thầm cứu thế giới
- Google mua công ty về trí tuệ nhân tạo Deepmind
Ung thư là căn bệnh khó chữa. Hiện nay đã có hơn 100 loại ung thư được biết tới, mỗi loại lại phản ứng khác nhau với các phương pháp điều trị tùy thuộc vào cơ thể người bệnh mà chúng phát triển bên trong (và hàng chục các yếu tố khác). Chính vì thế, công việc của các chuyên gia chữa trị ung thư là vô cùng đặc thù và chuyên biệt.
“Hệ thống Máy học” (Machine learning) có thể sẽ sớm giúp công việc của họ trở nên dễ dàng hơn.
Siêu máy tính Watson của hãng IBM đã được áp dụng công nghệ máy học vào việc chữa trị ung thư trên cơ thể người một vài lần. Sau khi đưa ra 600 nghìn báo cáo y tế và 1,5 triệu hồ sơ bệnh nhân không được tiết lộ danh tính cùng với các thử nghiệm lâm sàng, kho dữ liệu này sẽ giúp bác sỹ định hướng rõ nhất họ sẽ phải làm gì. Hiện nay, các bác sỹ vẫn đang dựa vào các sách tài liệu, các tạp chí y học và nghiên cứu lâm sàng để giúp họ tìm ra cách điều trị hiệu thích hợp nhất.
Trong tương lai gần, chính nghiên cứu y khoa đó có thể cho ra một tập hợp các kết quả kiểm tra chi tiết và từ đó cho phép trí thông minh nhân tạo đưa ra các phương án điều trị tốt nhất.
IBM không còn đơn độc
Dự án DeepMind của Google đang được nghiên cứu nhằm đưa ra phương thức tốt hơn trong việc áp dụng xạ trị vào chữa trị cho các bệnh nhân ung thư. Khi áp dụng phương pháp xạ trị nguy hiểm này trên cơ thể bệnh nhân, các chuyên gia sẽ phải rất cẩn thận tiêu diệt các khối u trong khi vẫn phải đảm bảo hạn chế cho bức xạ tiếp xúc với những vùng khỏe mạnh xung quanh. Hiện tại, các bác sỹ đang kết hợp phương pháp chữa trị truyền thống với công trình nghiên cứu hiện tại, nghiên cứu các bản chụp phim của người bệnh và cố gắng đưa ra giải pháp tốt nhất để cho bệnh nhân tiếp xúc với bức xạ như một phần của phương pháp điều trị.
Quá trình này, được gọi là sự phân đoạn, yêu cầu bác sỹ phải xác định và phân chia rõ các khu vực có thể hoặc không thể điều trị dựa trên kết quả phim quét 3 chiều khối u của bệnh nhân. Trường hợp phức tạp hơn, ung thư ở vùng đầu và cổ thường tồn tại ngay ở trong hoặc ở vùng lân cân não hoặc cột sống, khiến cho mọi thứ trở nên khó khăn trong việc quyết định làm như thế nào để áp dụng phương thực xạ trị tốt nhất mà không gây tổn thương tới các khu vực quan trọng.
Hiện tại, DeepMind đang làm việc cùng với các nhà nghiên cứu tới từ University College Hospital ở Luân Đôn để phát triển các hệ thống trí thông minh nhân tạo có thể tự động hóa các phần quan trọng của quá trình này.
Theo nhóm nghiên cứu DeepMind: “Các bác sỹ vẫn chính là người phải chịu trách nhiệm đưa ra quyết định về kế hoạch áp dụng phương pháp xạ trị, nhưng chúng tôi hy vọng rằng quá trình phân khúc có thể rút ngắn lại từ 4 tiếng xuống còn 1 tiếng.”
Để thực hiện quá trình này, DeepMind sẽ phân tích 700 mẫu phim không được tiết lộ danh tính từ những bệnh nhân mắc phải ung thư đầu và cổ trước đây với hy vọng có thể phát triển một thuật toán có thể xác định chính xác các khu vực tốt nhất và phân chia quá trình quét một cách tự động.
Và qua thời gian, nhóm nghiên cứu hy vọng phương pháp này, cùng thuật toán tương tự có thể được áp dụng để điều trị ung thư ở các vùng khác trên cơ thể.
Việc tìm ra một phương thức tốt hơn có khả năng chữa trị căn bệnh mà 40% dân số Mỹ có nguy cơ gặp phải là một bước tiến lớn so với những phương pháp thử nghiệm truyền thống cũng như những sai sót mà chúng ta mắc phải cho tới bây giờ.
Vào một thời điểm nào đó, công việc của các bác sỹ chỉ còn phải chọn giữa các phương thức chữa trị tốt nhất cho việc cứu sống người bệnh được cung cấp sẵn từ trí thông minh nhân tạo. Chúng ta vẫn chưa đi được tới đó, nhưng cũng sắp rồi…
Tham khảo: Thenextweb.com
No comments:
Post a Comment