Cái gì cũng cần một luật lệ cụ thể.
- Sử dụng trí tuệ nhân tạo của Google, một nông trang dưa chuột tại Nhật Bản tự động hóa thành công
- Giải ngố về deep learning, công nghệ đang giúp cho trí tuệ nhân tạo sánh được với con người
- Lần đầu tiên trong lịch sử trí tuệ nhân tạo cứu sống được một mạng người, khi các bác sĩ bó tay
Từ lo ngại mất việc làm cho tới một cuộc nổi dậy của binh đoàn robot, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã gây nên nhiều mối lo ngại cho tương lai loài người, nhiều mối lo trong số đó vẫn chỉ được coi là “khoa học viễn tưởng” vài năm trước đây.
Nhưng, để ngăn chặn một tương lai không mấy tươi đẹp đó (hoặc ít ra là tương lai mà nhiều người lo sợ), những gã khổng lồ công nghệ của Thung lũng Silicon đang bắt tay làm việc với nhau, trong nỗ lực đối đầu với những thử thách khó nhằn nhất trước khi chúng kịp biến thành mối nguy.
Các nhà nghiên cứu của Alphabet, Amazon, Facebook, IBM và Microsoft đã hợp tác để tạo ra một chuẩn mực đạo đức trong phát triển trí tuệ nhân tạo, với hi vọng đây sẽ là một đường lối phát triển mạch lạc, rõ rang và đảm bảo rằng những công nghệ này trong tương lai sẽ có lợi cho loài người nhất có thể.
Đội ngũ gồm nhiều nhà nghiên cứu này vẫn chưa có một cái tên cụ thể hay một bản hướng dẫn phát triển chính thức, nhưng những buổi gặp mặt để giải quyết các vấn đề xoay quanh AI, bao gồm vấn đề việc làm, phương tiện di chuyển hay thậm chí là chiến tranh, vẫn đã và đang được diễn ra.
Nhiều thứ đáng lo ngại vẫn nằm ở tương lai xa, nhưng có những thứ gần ngay trước mắt như tự động hóa việc làm hay xe ô tô tự lái cần phải có biện pháp xem xét ngay.
Theo như các nghiên cứu từ trước tới giờ nêu ta, những ảnh hưởng tiềm tàng của trí tuệ nhân tạo lên các khu vực dân cư trong thành phố là không nhỏ, việc sử dụng công nghệ nhiều hơn trong 8 lĩnh vực hoạt động của con người gần như sẽ là điều chắc chắn xảy ra.
Trong nhiều lĩnh vực ấy, bao gồm di chuyển, dịch vụ và nhà cửa, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, trí tuệ nhân tạo đã bắt đầu xuất hiện.
Những nhà nghiên cứu ấy có thể được coi là AI Justice League, đảm bảo cho chúng ta được ngon giấc mỗi đêm.
Nhân lực đang dần được thay thế bởi robot, và nhiều người lo ngại rằng chúng sẽ sớm thay thế cả những công việc vẫn được con người làm, truyền thống từ xưa tới nay.
Cựu CEO của McDonald’s, ông Ed Rensi nói rằng việc sử dụng thiết bị robot để phục vụ khách hàng sẽ rẻ hơn việc thuê nhân công nhiều. “Nếu tính toán ra, thì việc mua một cánh tay robot với giá 35.000 USD sẽ rẻ hơn việc thuê một nhân viên ăn lương 15 USD/giờ mà lại làm việc không hiệu quả”.
Hãng đồ điện tử Foxconn đã giảm lượng nhân lực của mình từ 110.000 xuống còn 50.000 với việc ra mắt các nhân công robot. Rất nhiều công ty cũng đang nhắm tới việc này, khảo sát của chính phủ Trung Quốc cho thấy 600 công ty báo cáo rằng họ đang có những kế hoạch tương tự.
“Chúng tôi tin rằng AI sẽ trở nên thông dụng và cực kì hữu dụng vào năm 2030, chúng sẽ cải thiện chất lượng của chúng ta lên rất nhiều”, theo lời Peter Stone, một nhà khoa học máy tính tại Đại học Texas. Nhưng ông cũng bổ sung rằng “những công nghệ mới này cũng sẽ tạo nên những thử thách mới, ảnh hưởng tới việc làm và nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Ta cần ngay lúc này xem xét và tìm cách giải quyết chúng”.
Đúng như vậy, các nhà khoa học dang phát triển một định hướng riêng cho AI có thể làm việc một cách “đúng hướng”.
Trong các bản báo cáo của mình, nhóm nghiên cứu kêu gọi chính phủ để mắt tới vấn đế trí tuệ nhân tạo hơn, cũng như tăng cường ngân quỹ bổ sung cho các nghiên cứu thuộc lĩnh vực này.
Những gã khổng lồ công nghệ kể trên đang soạn một bản thư thông báo về những vấn đề phát sinh mới này, dự kiến họ sẽ công bố vào giữa tháng 9 năm nay.
Tham khảo DailyMail
No comments:
Post a Comment