Highlight

Những điều thú vị khi dùng Trí tuệ nhân tạo của Viettel

Những người dùng Internet tại Việt Nam thường lấy “chị Google” ra để… giải trí. Khi “chị” đọc văn bản hay chỉ đường cho người tham gia gi...

Thursday, March 10, 2016

2016 sẽ bắt đầu một kỷ nguyên mới - nơi máy móc thay thế con người

Từ trí thông minh nhân tạo cho tới robot, 2016 sẽ là năm mà máy móc bắt đầu trỗi dậy.

Trải qua cả thế kỷ, sự phát triển của giá thành và hiệu năng của điện toán giờ đã nằm trên một đường cong hàm mũ bất tận. Và, theo cái nhìn của nhà tương lai học Ray Kurzweil, bất kì công nghệ nào chuyển biến trở thành công nghệ thông tin, đều sẽ phát triển theo đường cong đó, bởi vậy chúng ta mới có thể thấy tiến bộ theo cấp số nhân ở những công nghệ như sensor, mạng, trí thông minh nhân tạo và robot. Và sự đồng quy của những công nghệ này chính là việc biến những việc không tưởng thành hiện thực.
2015 là năm đỉnh điểm của việc những thứ như Internet, thiết bị y tế kỹ thuật số, blockchain, biến đổi gen, drone và năng lượng mặt trời trở nên phổ biến trên toàn cầu. 2016 sẽ là khởi đầu của những sự đổi mới còn lớn lao hơn, là thứ sẽ thay đổi cách chúng ta sống, đưa ta tới những chân trời mới và dẫn chúng ta tới một tương lai nhàn hạ. Đương nhiên, luôn luôn có điều xấu đi kèm với tốt đẹp; những điều tuyệt vời sẽ khả thi, nhưng chúng cũng sẽ đem đến những vấn đề mới cho nhân loại.
Và đây là sáu công nghệ sẽ khiến những điều trên thành hiện thực, và những gì tốt đẹp chúng mang lại.
Trí thông minh nhân tạo
Her
Her
Trong cộng đồng trí thông minh nhân tạo (A.I), có một câu cửa miệng rằng: “A.I là một thứ gì đó vẫn chưa được hoàn thiện”. Họ gọi nó là “Hiệu ứng A.I”. Những kẻ hoài nghi phớt lờ những biểu hiện của một chương trình AI bằng việc cho rằng, thay vì trở thành một bộ óc thực sự, nó đơn giản chỉ là brute force và các thuật toán.
Những lời chỉ trích cũng có cái đúng: cho dù máy tính đã có thể đánh bại các kỳ thủ cờ và người chơi Jeopardy, học được cách giao tiếp với chúng ta và lái cả xe, thì Siri và Cortana vẫn chưa phải là hoàn thiện cũng như dễ gây bực mình. Chúng có thể pha trò và cho ta biết thời tiết hôm nay, nhưng chẳng bao giờ so sánh được với nàng thư ký ảo quyến rũ trong bộ phim Her.
Nhưng điều này đang dần thay đổi, và ngay cả những người cứng đầu nhất cũng công nhận rằng thời của A.I đã tới. Đã có những bước nhảy vọt trong mạng neuron “deep learning”, khi mà chúng học hỏi bằng cách nhồi một lượng lớn dữ liệu: IBM đã dạy hệ thông A.I của họ, Watson, mọi thứ từ nấu ăn, tài chính, cho tới y dược; và Facebook, Google cũng như Microsoft đã có những bước tiến lớn trong nhận diện khuôn mặt và hệ thống giọng nói như con người. Nhận diện khuôn mặt dựa vào A.I đã gần như đạt đến khả năng của con người. Và Watson của IBM có thể chẩn đoán ung thư giỏi hơn bất cứ bác sĩ nào.
Với việc IBM Watson đã sẵn sàng cho các nhà phát triển, Google cũng mở mã nguồn cho phần mềm deep learning của mình, và Facebook công bố thiết kế phần cứng A.I của mình, chúng ta có thể mong chờ về hàng loạt các ứng dụng sẽ nổi lên – bởi những người đi đầu trên toàn thế giới đều đã nhúng tay vào. A.I sẽ có mặt ở bất kỳ đâu có máy tính, và sẽ ngày càng giống con người hơn.
May thay, chúng ta vẫn chưa phải lo ngại về một A.I siêu cường; điều này vẫn còn là một thứ xa vời hàng thập kỷ
Robot
Tại Robotics Challenge DARPA 2015, người ta đòi hỏi những robot phải hoàn thành điều hướng một màn tám nhiệm vụ trong một vùng thiên tai giả lập. Khá là khôi hài khi nhìn chúng di chuyển với tốc độ rùa bò, treo máy và đổ chổng kềnh. Quên đi những việc như giặt là hay phục vụ con người, những robot này còn chẳng thể nghĩ đến chuyện đi bộ. Mặc dù cách đây ba năm ta còn được nghe về chuyện Foxconn sẽ thay thế hàng triệu công nhân trong nhà máy bằng robot, nhưng nó chẳng hề thành hiện thực.
Tuy nhiên sự đột phá, đã chạm tới tầm tay. Để bắt đầu, một thế hệ robot mới vừa được giới thiệu bởi những công ty như ABB của Thụy Sỹ, Universal Robots của Đan Mạch và Boston Rethink Robotics – robot đã đủ khéo léo để xâu chỉ qua kim và đủ nhạy bén để có thể làm việc bên cạnh con người. Chúng có thể lắp ráp vi mạch và đóng hàng. Chúng ta đã đến được đỉnh cao của cuộc cách mạng robot trong công nghiệp.
Robot phục vụ gia đình lại là vấn đề khác. Việc nhà nhìn có vẻ tầm thường, nhưng chúng lại cực kỳ khó để máy móc có thể thực hiện. Quét dọn một căn phòng hay gấp quần áo cần đến những thuật toán còn phức tạp hơn cả những thứ dùng để đưa con người lên mặt trăng. Nhưng đã có những đột phá, chủ yếu điều khiển bởi A.I, cho phép robot có thể học hỏi những nhiệm vụ nhất định và dạy những con khác những gì mình học được. Và với hệ điều hành mã nguồn mở, ROS, hàng ngàn nhà phát triển trên thế giới sẽ ngày càng tiến gần đến những thuật toán hoàn hảo.
Bạn đừng nên ngạc nhiên nếu một ngày robot xuất hiện tại siêu thị, và tại nhà của chúng ta. Rồi đến những năm 2020, có lẽ chúng ta sẽ có được những robot quản gia thực sự.
Xe tự hành
Từng được cho là thứ viễn tưởng, xe không người lái đã trở thành tâm điểm trong năm 2015. Google đã chạm mốc triệu dặm cho mẫu thử của họ; Tesla công bố những tính năng của chiếc xe mới; và những nhà sản xuất xe hơi cũng bắt đầu nói về kế hoạch của họ cho xe robot. Những thứ này đang tới, cho dù ta có sẵn sàng hay không. Và cũng như robot, chúng sẽ học hỏi lẫn nhau – về cảnh quan của đường phố và những thói xấu của con người.
Trong một hai năm tới, ta sẽ thấy những xe robot được hoàn thiện và thử nghiệm trên xa lộ, và chúng sẽ làm chủ những cung đường. Cũng như những con ngựa bị lãng quên, những chiếc xe này sẽ dần thay thế con người. Bởi chúng sẽ chẳng đâm vào nhau như chúng ta, chúng cũng chẳng cần giảm chấn nên sẽ nhẹ nhàng và thoải mái hơn nhiều. Hầu hết sẽ chạy điện. Ta cũng sẽ chẳng phải lo về chỗ đỗ xe, không lo giới hạn tốc độ. Và khoảng cách sẽ không còn là một rào cản nữa.
Thực tế ảo và holodeck
Thực tế ảo sẽ thay đổi cách chúng ta học tập và giải trí. Con cháu ta sẽ được giáo dục một cách đầy trải nghiệm hơn, bởi chúng có thể đến thăm La Mã cổ đại hay kể cả du hành trong cơ thể con người. Ta có thể dành thời gian bữa trưa để thăm thú những nơi xa xôi hay chơi laser tag vào buổi tối với một ngươi bạn cách xa vạn dặm. Và thay vì đi xem phim tại rạp IMAX, ta có thể hòa mình vào những cảnh hành động, ngồi ghế sau tận hưởng một cuộc rượt đuổi nghẹt thở.
Internet of Things
Mark Zuckerberg vừa công bố kế hoạch tạo ra trí thông minh nhân tạo của riêng mình, một quản gia điều khiển bằng giọng nói hỗ trợ mình hằng ngày và trong công việc. Với nó, ông sẽ cần những thiết bị có thể giao tiếp với quản gia ảo của mình – một hệ thống nhà ở, văn phòng và ô tô kết nối với nhau. Từ vòi sen có thể theo dõi lượng nước ta sử dụng cho tới bàn chải có thể phát hiện sâu răng, hay là tủ lạnh có thể đặt mua thức ăn sắp hết, tất cả đều sắp thành hiện thực.
Bắt đầu vào năm nay, mọi thứ sẽ được kết nối lại – từ nhà cửa cho đến xe cộ, đèn đường hay cả thiết bị y tế. Chúng sẽ chia sẻ thông tin với nhau và, có lẽ, còn bàn tán về chúng ta, có thể còn đem đến những rủi ro về an toàn cực lớn đồng hành cùng với sự tiện lợi. Nhưng ta sẽ chẳng có nhiều sự lựa chọn, bởi đây sẽ là những tính năng cơ bản – như việc camera trên Smart TV có thể theo dõi mọi cử chỉ, cho đến smartphone có thể nghe thấy mọi thứ ta nói.
Vũ trụ
Tên lửa, vệ tinh, và tàu vũ trụ vốn là những thứ do chính phủ làm ta - cho tới khi Elon Musk bước vào cuộc chơi năm 2002, với startup SpaceX của mình. Một thập kỷ sau, ông đã cho thấy khả năng đáp tàu vũ trụ lên ISS và đem về hàng hóa. Một năm sau, ông cho phóng một vệ tinh địa tĩnh thương mại. Và tới năm 2015, bỗng xuất hiện một tỉ phú khác, Jeff Bezos, chủ của một công ty vũ trụ, Blue Origin, đã phóng một tên lửa lên độ cao 100km trên không gian và hạ cánh thành công xuống bãi phóng. Điều mà SpaceX vừa mới làm được cách đó chỉ một tháng, đơn giản là Bezos đã vượt mặt Musk.
Đây đã là một cuộc đua, vào những năm 60, giữa Mỹ và U.S.S.R trong việc đưa con người lên mặt trăng. Hàng thập kỷ sau, không nhiều việc như thế này xảy ra, bởi chẳng ai có thể cạnh tranh với Mỹ. Và giờ đây, ta phải cảm ơn sự giảm giá thành cực nhanh của công nghệ khiến cho thám hiểm vũ trụ có thể làm được với con số triệu đô chứ chẳng cần đến hàng tỉ, và với cuộc chơi danh dự của hai nhà tỉ phú, ta sẽ thấy được những đột phá trong thám hiểm vũ trụ mà trước đó luôn được mong đợi. Có thể sẽ chẳng có gì ngoài vài cuộc phóng tên lửa và vẫn là sự ganh đua giữa Musk và Bezos trong 2016, nhưng ta rồi sẽ dần chạm chân được tới Sao Hỏa.
Đây chắc chắn là thời kỳ cực thịnh sáng tạo nhất trong lịch sử loài người, một kỷ nguyên sẽ được nhớ tới như một điểm ngoặt trong công nghệ biến những điều không thể thành hiện thực.
Theo Techcrunch.

No comments:

Post a Comment