Highlight

Những điều thú vị khi dùng Trí tuệ nhân tạo của Viettel

Những người dùng Internet tại Việt Nam thường lấy “chị Google” ra để… giải trí. Khi “chị” đọc văn bản hay chỉ đường cho người tham gia gi...

Tuesday, November 29, 2016

Cuộc ‘đổ xô tìm vàng’ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Tại sao những gã khổng lồ công nghệ đang chi lượng lớn khủng cho trí tuệ nhân tạo?
tri tue nhan tao robot
Trí tuệ nhân tạo (Al) đã phát triển được một thời gian dài và người ta vẫn còn đang chờ đợi con robot C-3PO đầu tiên (robot có khả năng nói chuyện trong phim Star War). Nhìn vào lượng tiền lớn mà các công ty công nghệ và các nhà đầu tư mạo hiểm đổ vào lĩnh vực này, Al quả là đang có bước tiến bộ lớn, mặc dù các nhà đầu tư đang tìm kiếm những thứ khác hơn là một robot biết nói chuyện.
“Về lâu dài, tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ phát triển điện toán định hướng từ mobile-first (ưu tiên di động) sang Al-first (ưu tiên trí tuệ nhân tạo). Và tôi nghĩ rằng chúng tôi đang ở vị trí tiên phong trong việc phát triển lĩnh vực này”, Sundar Pichai, CEO của Google.
Google là nhà đầu tư tích cực nhất với 9 thương vụ mua lại bắt đầu từ năm 2011.
“Các kỹ sư Al chất lượng cao là rất khan hiếm, những ông lớn đang tụt lại phía sau trong cuộc đua Al (Twitter, AOL và hàng chục hãng khác) thấy Google đang đạt được những gì và họ đang vật lộn để không bị bỏ lại phía sau,” hội viên quản lý tại Magister Advisors, một ngân hàng đầu tư có trụ sở tại Luân Đôn, Victor Basta, cho biết trong một bài đăng trên Linkedln.
Trí tuệ nhân tạo dựa trên giả định rằng một cỗ máy hay một máy tính có thể dùng để “giả lập” trí thông minh của con người. Thuật ngữ này lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1956 khi một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ đã cùng nhau đến Đại học Dartmouth để thảo luận cách một chương trình máy tính có thể hoạt động như con người.

Kỳ thủ cờ vây Hàn Quốc Lee Se-Dol đấu cờ với chương trình trí tuệ nhân tạo của Google, AlphaGo, tại Google DeepMind Challenge Match tại Seoul, Hàn Quốc vào ngày 13/3. (Ảnh: Google via Getty Images)
Kỳ thủ cờ vây Hàn Quốc Lee Se-Dol đấu cờ với chương trình trí tuệ nhân tạo của Google, AlphaGo, tại Google DeepMind Challenge Match tại Seoul, Hàn Quốc vào ngày 13/3. (Ảnh: Google via Getty Images)

Đột phá về công nghệ trong những năm gần đây đã mở rộng các ứng dụng của Al. Hiện tại, trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng trong một loạt các lĩnh vực như khoa học máy tính, y tế, tài chính, an ninh, quảng cáo, viễn thông, vận tải và ô tô.
Frank Chen, một đối tác tại công ty đầu tư mạo hiểm Silicon Valley Andreessen Horowitz định nghĩa Al là “một trong những thay đổi công nghệ lớn nhất đang xảy ra trong nền công nghiệp”.
“Chúng tôi nghĩ rằng trí thông minh nhân tạo, đặc biệt là deep learning có thể trở nên uyên thâm và thậm chí có thể còn lớn hơn cả [di động và điện toán đám mây]”, Chen nói trong một video trên trang web Andreessen Horowitz.

Số lượng giao dịch mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. (Nguồn: Pitchbook)
Số lượng giao dịch mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. (Nguồn: Pitchbook)

Sự quan tâm đến lĩnh vực Al bỗng nhiên tăng vọt là do những cải tiến trong lĩnh vực học hỏi tự động (machine learning), đặc biệt là trong lĩnh vực deep learning. Deep learning tạo ra trí tuệ từ nhiều lớp xử lý thông tin và có thể được ứng dụng vào vào các chức năng như nhận dạng hình ảnh hay nhận dạng giọng nói.

Cuộc chạy đua mua lại các startup AI

Trong những năm gần đây, các gã khổng lồ công nghệ Hoa Kỳ đã nhận ra tầm quan trọng của Al cho dịch vụ của họ và bắt đầu đổ tiền vào những công ty khởi nghiệp về Al. Những vụ sáp nhập và mua lại đã được bắt đầu từ năm 2014.
Những gã khổng lồ công nghệ như Google, Twitter, Salesforce, Apple, Intel, Yahoo, IBM và AOL đã mua gần 30 startup Al trong năm năm qua, theo CB Insights. Năm vụ mua lại đã xảy ra trong năm 2016.
Một trong những giao dịch đáng chú ý nhất là vụ Google mua lại startup deep learning của Khoa khoa học máy tính của Đại học Toronto năm 2013. Thương vụ này đã giúp Google cải thiện tính năng tìm kiếm hình ảnh của mình.
Một thỏa thuận quan trọng khác của Google là mua lại công ty công nghệ DeepMind có trụ sở tại Anh vào năm 2014. Google đã chi 600 triệu USD cho DeepMind, công ty có công nghệ Al mà gần đây đã đánh bại nhà vô địch cờ vây thế giới.
Twitter đứng thứ hai sau Google trong việc mua lại Al, với 4 giao dịch lớn kể từ năm 2014. Twitter gần đây đã mua startup xử lý hình ảnh Magic Pony có trụ sở tại Vương quốc Anh. Theo báo cáo của phương tiện truyền thông, Twitter đã chi 150 triệu USD cho startup gồm 14 người này. Victor Basta nói trong bài viết của mình rằng, với định giá 10,7 triệu USD cho mỗi nhân viên, thỏa thuận này “đã làm nổi bật một thương vụ giao dịch cao cấp trong lĩnh vực Al mà có bản chất giống như mua lại một đội bóng”.
Ông nói: “Vương quốc Anh cũng là một mảnh đất màu mỡ cho các công ty Al do ảnh hưởng của Đại học Cambridge, Oxford, Imperial và các công ty đầu tư mạo hiểm vào Al như White Star, Playfair, Notion”.
Apple và Salesforce đã tham gia cuộc chạy đua “mua sắm” này vào năm ngoái và mỗi công ty đã mua lại ba startup công nghệ Al kể từ đó.
Facebook cũng là một nhà đầu tư lớn vào Al nhưng chủ yếu là phát triển công nghệ trong nội bộ. Công ty này đã dành riêng một phòng thí nghiệm để nghiên cứu Al vào năm 2013 và đã thuê các chuyên gia về deep learning. Công ty sử dụng Al để cá nhân hóa những gì quan trọng với mỗi người dùng và thiết lập nội dung có liên quan trên timeline.”

Các nhà đầu tư mạo hiểm Hoa Kỳ đầu tư vào lĩnh vực trí thông minh nhân tạo. (Nguồn: Pitchbook)
Các nhà đầu tư mạo hiểm Hoa Kỳ đầu tư vào lĩnh vực trí thông minh nhân tạo. (Nguồn: Pitchbook)

Đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực Al cũng bùng nổ trong những năm gần đây. Sự bùng nổ đã bắt đầu từ hai năm trước khi “2014 được xem là một năm thành công đối với đầu tư mạo hiểm vào startup Al có trụ sở tại Mỹ, với vốn đầu tư và số lượng hợp đồng tăng so với năm trước tương ứng là 183% và 41%”, theo một báo cáo của Pitchbook về dữ liệu mua bán và sáp nhập.

Giá trị của nhân sự

Công ty trí tuệ nhân tạo được mua lại phần lớn hay toàn bộ nhóm nhân sự cùng với khả năng của họ. Nhân viên của những công ty này đang được giao dịch giống như cầu thủ bóng đã chuyên nghiệp.
Al có lẽ là khu vực duy nhất trong lĩnh vực công nghệ nơi giá trị thuần của những nhóm nhân sự đã vượt qua giá trị doanh nghiệp một cách đáng kể. – Victor Basta, hội viên quản lý, Magister Advisors.
Theo một phân tích được thực hiện bởi công ty của ông, Magister Advisors, giá trung bình trả cho một startup Al tính trên mỗi nhân viên là 2,4 triệu USD. Tuy nhiên, người mua không sử dụng chỉ số này để đánh giá giá trị của startup Al, họ sẽ chỉ dùng chúng như kiểm tra chéo để tránh trả giá quá cao.

Năm nhóm đắt nhất và giá trả cho mỗi nhân viên:


(Nguồn: Magister Advisors)
(Nguồn: Magister Advisors)

“Những công ty này được định giá dựa trên rổ giá cả chung. Những người mua tiềm lực lớn hơn sẵn sàng trả 25-50 triệu USD cho năng lực và một số công cụ, hơn là một công ty thực sự với bộ máy và tiềm năng thu nhập trong tương lai”, Basta trả lời cho báo Epoch Times.
“Giá chính xác sau đó được kiểm tra chéo để xem xét tương quan với kích thước nhóm, phân khúc hấp dẫn đầu tư và khả năng của từng cá nhân trong nhóm cấp cao”.
Theo Basta, mặc dù có nhu cầu, việc định giá Al vẫn không tăng vọt.
Ông nói: “Định giá 2,4 triệu USD cho mỗi nhân viên không phải là mức giá cao – khoảng 5 triệu USD cho mỗi nhân viên”.
Theo Epoch Times

No comments:

Post a Comment